Cơ sở thực hiện thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo trình tự nào? Có thể tiến hành theo các hình thức nào?
Các cơ sở nào phải thiết lập thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn?
Theo Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định:
Yêu cầu chung đối với thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (lô hàng giao) bao gồm các nội dung sau:
a) Xây dựng các kế hoạch (phương án) thu hồi thực phẩm tương ứng với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của cơ sở;
b) Tổ chức áp dụng thử nghiệm các kế hoạch, đánh giá hiệu quả việc tổ chức thực hiện, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt hiệu lực các kế hoạch thu hồi thực phẩm;
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất thực hiện thẩm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của Kế hoạch thu hồi thực phẩm đã được phê duyệt.
Theo quy định nêu trên, cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT phải thiết lập thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (lô hàng giao), bao gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phần (sau đây gọi tắt là cơ sở); cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (Hình từ Internet)
Trình tự thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn cần thực hiện những gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu thu hồi và xử lý;
- Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý;
- Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) và trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Áp dụng biện pháp xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo các hình thức quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT;
- Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu hồi và lưu trữ hồ sơ.
Trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thần quyền;
- Trường hợp lô hàng bị thu hồi đã phân phối, tiêu thụ trên phạm vi lớn, cần thu hồi nhanh chóng để hạn chế tối đa rủi ro đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng hoặc cơ sở không có khả năng thu hồi, xử lý toàn bộ thực phẩm không bảo đàn an toàn, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm.
Cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn theo các hình thức nào?
Tại Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định:
Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm theo các hình thức sau đây:
1. Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 15,16 và 17 Thông tư này hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Như vậy, cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 theo 02 hình thức:
- Thu hồi tự nguyện;
- Thu hồi bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.