Cơ sở thiết kế xe cơ giới là gì? Hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ sở thiết kế bao nhiêu bộ?
Cơ sở thiết kế xe cơ giới là gì?
Cơ sở thiết kế xe cơ giới được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT như sau:
Cơ sở thiết kế là tổ chức kinh doanh ngành nghề dịch vụ thiết kế xe cơ giới.
Cơ sở thiết kế xe cơ giới (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ sở thiết kế bao nhiêu bộ?
Hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ sở thiết kế bao nhiêu bộ, thì theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT như sau:
Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo
...
5. Trình tự, thủ tục thẩm định thiết kế
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến cơ quan thẩm định thiết kế;
b) Cơ quan thẩm định thiết kế tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác);
c) Cơ quan thẩm định thiết kế tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định: Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định;
d) Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
6. Hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ quan thẩm định thiết kế 01 bộ, cơ quan nghiệm thu 01 bộ; Hồ sơ thiết kế được phê duyệt (bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế) và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ sở thiết kế 01 bộ, cơ sở thi công 01 bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Theo đó, hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ quan thẩm định thiết kế 01 bộ, cơ quan nghiệm thu 01 bộ;
Hồ sơ thiết kế được phê duyệt (bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế) và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ sở thiết kế 01 bộ, cơ sở thi công 01 bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Như vậy, hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ sở thiết kế 01 bộ.
Ai có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở thiết kế xe cơ giới tại địa phương thực hiện các quy định liên quan đến cải tạo xe cơ giới?
Ai có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở thiết kế xe cơ giới tại địa phương thực hiện các quy định liên quan đến cải tạo xe cơ giới, thì theo Điều 13 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của các Sở Giao thông vận tải
1. Thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này.
2. Hướng dẫn các cơ sở thiết kế tại địa phương thực hiện quy định tại Thông tư này.
3. Sử dụng phôi Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và chương trình phần mềm quản lý công tác cải tạo xe cơ giới đúng quy định.
4. Thực hiện báo cáo định kỳ như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo số lượng Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế đã cấp; Báo cáo sử dụng phôi Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương thức điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Thời hạn gửi báo cáo: Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 20 tháng 7 của kỳ báo cáo; đối với báo cáo 6 tháng cuối năm gửi trước ngày 20 tháng 1 của năm tiếp theo;
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ 6 tháng;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo; đối với báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở thiết kế xe cơ giới tại địa phương thực hiện các quy định liên quan đến cải tạo xe cơ giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.