Cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản như thế nào? Phương thức đánh giá hợp quy của cơ sở sản xuất dầu cá được thực hiện thế nào?

Tôi có câu hỏi là Cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản như thế nào? Phương thức đánh giá hợp quy của cơ sở sản xuất dầu cá được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Hệ thống đường ống vận chuyển dầu cá của cơ sở sản xuất dầu cá được quy định như thế nào?

Hệ thống đường ống vận chuyển dầu cá của cơ sở sản xuất dầu cá được quy định tại tiết 4.2 tiểu mục 4 Mục II QCVN 02-24:2017/BNNPTNT như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
4. Thiết bị và dụng cụ, kho chứa:
4.1. Các bồn chứa dùng để bảo quản phải có cấu tạo sao cho diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ nhất; miệng bồn phải có nắp đậy kín và khóa an toàn.
4.2. Hệ thống đường ống vận chuyển dầu cá, mỡ cá phải kín khi không sử dụng.
4.3. Thiết bị trong quá trình xử lý và tinh chế phải được trang bị đủ thiết bị đo các thông số cần thiết như nhiệt độ, thời gian, áp suất đảm bảo sản phẩm được xử lý theo yêu cầu; các thiết bị đo này phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống đường ống vận chuyển dầu cá của cơ sở sản xuất dầu cá phải kín khi không sử dụng.

cơ sở sản xuất dầu cá

Cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản như thế nào?

Cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản được quy định tại tiểu mục 5 Mục II QCVN 02-24:2017/BNNPTNT như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
5. Yêu cầu bảo quản:
5.1. Dầu cá, mỡ cá dùng làm thực phẩm phải được bảo quản riêng biệt so với các loại sử dụng cho mục đích khác được bảo quản tại cơ sở sản xuất.
5.2. Dầu cá, mỡ cá phải được bảo quản tránh ánh sáng mặt trời; ngoài ra, đối với dầu tinh luyện sau khi bao gói phải bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn.
6. Vận chuyển dầu cá, mỡ cá: trường hợp vận chuyển trong cùng một hệ thống đường ống thì phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng các lần vận chuyển khác nhau theo nguyên tắc dầu cá, mỡ cá có chất lượng tinh chế cao hơn được vận chuyển trước.
7. Chế độ làm vệ sinh hệ thống sản xuất, vận chuyển và bảo quản dầu cá, mỡ cá: khi làm vệ sinh định kỳ phải đảm bảo sạch dầu cá, mỡ cá còn lại trên hệ thống. Nếu sử dụng hơi nước hoặc nước phải đảm bảo hệ thống sau khi làm vệ sinh thoát nước hết, khô ráo trước khi tiếp xúc với dầu cá, mỡ cá. Trường hợp sử dụng chất tẩy rửa, kiềm, thì các bề mặt hệ thống phải được rửa bằng nước sạch để đảm bảo không còn dư lượng.Trường hợp sử dụng dầu cá, mỡ cá để làm vệ sinh thì dầu cá, mỡ cá phải có chất lượng tương đương hoặc cao hơn dầu cá, mỡ cá đang sản xuất.
8. Công nhân làm việc tại khu vực xử lý, tinh chế phải mang quần áo bảo hộ lao động sáng màu, có giầy hoặc ủng chống trơn.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất dầu cá phải đáp ứng yêu cầu bảo quản như sau:

- Dầu cá dùng làm thực phẩm phải được bảo quản riêng biệt so với các loại sử dụng cho mục đích khác được bảo quản tại cơ sở sản xuất.

- Dầu cá phải được bảo quản tránh ánh sáng mặt trời; ngoài ra, đối với dầu tinh luyện sau khi bao gói phải bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn.

Phương thức đánh giá hợp quy của cơ sở sản xuất dầu cá được thực hiện như thế nào?

Phương thức đánh giá hợp quy của cơ sở sản xuất dầu cá được thực hiện theo quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục III QCVN 02-24:2017/BNNPTNT như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
1.1. Cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Phương thức đánh giá hợp quy: được thực hiện theo phương thức 4 (thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) hoặc theo phương thức 6 (đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý).
2. Giám sát chế tài
2.1. Cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
2.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, theo quy định trên thì phương thức đánh giá hợp quy của cơ sở sản xuất dầu cá được thực hiện phương thức 4 (thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) hoặc theo phương thức 6 (đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,250 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào