Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?

Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không? Việc xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn có nằm trong nội dung chi hoạt động khuyến công không?

Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2018/TT-BTC quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm; bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

Theo đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn thuộc đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định.

Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?

Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không? (Hình từ Internet)

Việc xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn có nằm trong nội dung chi hoạt động khuyến công không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung chi hoạt động khuyến công
1. Đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn.
2. Hỗ trợ hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước, ngoài nước để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; đào tạo khởi sự doanh nghiệp; thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn; mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ; chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
...

Theo đó, việc hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ là một trong những nội dung chi hoạt động khuyến công theo quy định.

Mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 28/2018/TT-BTC quy định như sau:

Mức chi hoạt động khuyến công quốc gia
...
2. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật
a) Mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 1.000 triệu đồng/mô hình.
b) Mô hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập, bao gồm các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình.
3. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; bao gồm các chi phí: Thay thế nguyên, nhiên, vật liệu; đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; đào tạo nâng cao năng lực quản lý; đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân; tiêu thụ sản phẩm; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
...

Theo đó, chi cho hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ bao gồm các chi phí sau đây:

- Thay thế nguyên, nhiên, vật liệu;

- Đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ;

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý;

- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân;

- Tiêu thụ sản phẩm;

- Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật.

Và, mức hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tối đa 30% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

159 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào