Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật thì người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh là ai? Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?

Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh là ai?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là:
a) Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Người được những người quy định tại điểm a khoản này ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
...

Theo đó, người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh là:

- Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

- Người được những người quy định tại điểm a khoản khoản 5 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tư cần phải không thuộc những trường hợp nào?

Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tư cần phải không thuộc những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Theo đó, người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh để được tuyển vào phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với người Việt Nam:

+ Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

+ Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

+ Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Cơ sở kinh doanh các ngành nghề nào cần phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh trật tự?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự
1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:
a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Kinh doanh các loại pháo;
c) Kinh doanh súng bắn sơn;
d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
đ) Kinh doanh casino;
e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;
g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;
m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.
2. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
b) Biện pháp thực hiện;
c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;
d) Phương tiện phục vụ;
đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

Theo đó, cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:

- Kinh doanh công cụ hỗ trợ;

- Kinh doanh các loại pháo;

- Kinh doanh súng bắn sơn;

- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

- Kinh doanh casino;

- Kinh doanh dịch vụ đặt cược;

- Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

- Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;

- Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;

- Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;

- Kinh doanh dịch vụ vũ trường;

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);

- Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

187 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào