Cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức được xuất theo định dạng văn bản điện tử dưới dạng văn bản điện tử thì có giá trị pháp lý không?
- Ngoài khai thác cơ sở dữ liệu thì việc quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với cán bộ, công chức, viên chức còn được thực hiện dưới những hình thức nào?
- Cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức được xuất theo định dạng văn bản điện tử thì có giá trị pháp lý không?
- Có thể khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức thông qua địa chỉ nào?
Ngoài khai thác cơ sở dữ liệu thì việc quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với cán bộ, công chức, viên chức còn được thực hiện dưới những hình thức nào?
Việc quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức và viên chức được quy định tại Điều 3 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Quản lý cơ sở dữ liệu là việc quản trị, vận hành, xác thực dữ liệu điện tử; xây dựng, cập nhật, sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái, khai thác cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
..
9. Khai thác cơ sở dữ liệu là việc thực hiện các chức năng tra cứu, tìm kiếm, xem thông tin hoặc tổng hợp các chỉ tiêu thống kê, báo cáo, xuất, in các kết quả trên Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
...
Theo quy định thì khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức và viên chức là việc thực hiện các chức năng tra cứu, tìm kiếm, xem thông tin hoặc tổng hợp các chỉ tiêu thống kê, báo cáo, xuất, in các kết quả trên Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
Ngoài hình thức khai thác cơ sở dữ liệu ra thì công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia còn bao gồm việc quản trị, vận hành, xác thực dữ liệu điện tử; xây dựng, cập nhật, sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức được xuất theo định dạng văn bản điện tử dưới dạng văn bản điện tử thì có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức được xuất theo định dạng văn bản điện tử thì có giá trị pháp lý không?
Nguyên tắc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 8 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV như sau:
Khai thác cơ sở dữ liệu
1. Bộ Nội vụ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia để tổng hợp, phân tích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin khác phục vụ cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khai thác thông tin theo quy định tại Quy chế này.
2. Bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng dữ liệu tổng hợp, phân tích chung, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của bộ, ngành, địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia; các dữ liệu này được chia sẻ mặc định từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
4. Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
Theo đó, dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử thì vẫn sẽ có giá trị pháp lý nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:
- Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức phải được ký số bởi người có thẩm quyền.
- Dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức phải được ký số của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có thể khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức thông qua địa chỉ nào?
Cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia được quy định tại Điều 9 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV như sau:
Cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu
Các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia bằng tài khoản do Bộ Nội vụ cung cấp và truy cập thông qua Cổng thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tại địa chỉ https://ccvc-portal.moha.gov.vn (sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước) hoặc sử dụng các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên cơ sở bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Như vậy, có thể khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức thông qua địa chỉ https://ccvc-portal.moha.gov.vn.
Tuy nhiên, cần lưu ý là việc khai thác Cơ sở dữ liệu từ địa chỉ https://ccvc-portal.moha.gov.vn chỉ thực hiện được khi sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên cơ sở bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân để khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.