Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Nai.

Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì?

Cơ sở đóng tàu loại 2 được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2016/NĐ-CP thì cơ sở đóng tàu loại 2 là cơ sở có đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải các loại tàu biển chở khách có sức chở dưới 100 hành khách; tàu biển không phải là tàu chở khách có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 90 m, trừ tàu chở dầu có tổng dung tích từ 1.000 GT trở lên, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu chở xô khí hóa lỏng.

Cơ sở đóng tàu

Cơ sở đóng tàu loại 2 (Hình từ Internet)

Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của cơ sở đóng tàu loại 2 phải có tối thiểu bao nhiêu tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới tàu?

Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của cơ sở đóng tàu loại 2 phải có tối thiểu bao nhiêu tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới tàu, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 111/2016/NĐ-CP như sau:

Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu
1. Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy;
b) Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.
2. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.
3. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
4. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của cơ sở đóng tàu loại 2 phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.

Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng như thế nào?

Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 111/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:

Hệ thống quản lý chất lượng
1. Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động.
2. Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở đóng tàu loại 2 đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tàu biển chở khách có sức chở dưới 100 hành khách?

Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở đóng tàu loại 2 đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tàu biển chở khách có sức chở dưới 100 hành khách, thì theo quy định tại Điều 15 Nghị định 111/2016/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công nhận, công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo quy định của Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công nhận cơ sở đóng tàu loại 2 đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tàu biển chở khách có sức chở dưới 100 hành khách.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,188 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào