Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?

Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 là gì? Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?

Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1.2.2. Mục 1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 45/2015/TT-BGTVT thì cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 được hiểu là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện sau:

- Phương tiện chở khách đến dưới 50 người;

- Phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính đến dưới 135 sức ngựa; phương tiện có chiều dài thiết kế từ 20 m trở lên và có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn;

- Các phương tiện chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện chuyên dùng khác có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10 m, trừ các phương tiện sau:

+ Phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo;

+ Phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu chở công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí;

+ Phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn;

+ Phương tiện của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia giao thông đường thủy nội địa.

Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?

Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?

Theo Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 45/2015/TT-BGTVT thì cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật sau:

(1) Tổ chức bộ máy và nhân lực

Ngoài tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật, phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 cán bộ có trình độ trung cấp chuyên ngành đóng tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 cán bộ có trình độ trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành máy tàu thủy theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 24/2015/NĐ-CP.

(2) Yêu cầu về cơ sở vật chất và quy trình công nghệ

- Mặt bằng sản xuất:

+ Phải có nhà xưởng để gia công chi tiết phục vụ các công đoạn đóng tàu, kho để lưu trữ bảo quản vật tư, trang thiết bị, mặt bằng thi công phải đủ diện tích để bố trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện.

+ Nhà xưởng phải được xây dựng, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng Cơ sở.

+ Tùy theo loại vật liệu đóng tàu, phân xưởng thi công và kho bảo quản vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

+ Phải có triền đà, ụ hoặc biện pháp tương đương để bố trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và phải đủ năng lực để đưa phương tiện lên, xuống nước theo cỡ loại phương tiện dự kiến thi công.

+ Bến đỗ phương tiện phù hợp với cỡ loại phương tiện dự kiến thi công, phải đảm bảo luồng lạch cho phương tiện ra, vào thuận tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Năng lực về giao thông nội bộ:

Phải đảm bảo giao thông nội bộ thuận tiện để tiếp nhận, vận chuyển vật tư, trang thiết bị cũng như để liên kết các bộ phận sản xuất.

- Có khả năng cung ứng về vật liệu, trang thiết bị trong quá trình sản xuất.

- Tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ:

+ Phải có đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa mà cơ sở đã và dự định thi công.

(3) Yêu cầu về năng lực thi công

- Thi công phần thân tàu, trang thiết bị:

+ Phải có sàn phóng dạng hoặc phương pháp phóng dạng tương đương để triển khai đóng theo thiết kế.

+ Có các máy móc trang thiết bị phục vụ gia công, lắp ráp các bộ phận kết cấu thân tàu.

- Thi công phần máy, điện tàu:

+ Có khả năng gia công chế tạo các chi tiết cơ khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu.

+ Có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu.

Cơ sơ loại 2 có trách nhiệm gì trong hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1.1 Phần IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 45/2015/TT-BGTVT thì cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 có trách nhiệm:

- Phải nắm được các quy định về pháp luật liên quan đến lĩnh vực đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.

- Thực hiện đầy đủ các quy định liên quan nêu trong Quy chuẩn này. Chịu trách nhiệm về chất lượng của các phương tiện thi công tại Cơ sở.

- Chịu sự kiểm tra, xác nhận của các cơ quan quản lý theo quy định.

- Cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu và trình đơn vị xác nhận theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

465 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào