Cơ sở đề nghị cấp Giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia nhận kết quả tại đâu?
Giấy phép CITES được cấp cho những đối tượng nào?
Giấy phép CITES được giải thích tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ một loài, một phân loài hoặc một quần thể động vật, thực vật cách biệt về địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hoặc thực vật với nhau. Trong trường hợp loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép giữa hai loài được quy định trong các Nhóm hoặc Phụ lục khác nhau, loài lai đó được quản lý theo loài thuộc Nhóm hoặc Phụ lục mức độ bảo vệ cao hơn.
3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
4. Phụ lục CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
...
Theo đó, Giấy phép CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
Cơ sở đề nghị cấp Giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia nhận kết quả tại đâu? (hình từ internet)
Cơ sở đề nghị cấp Giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia nhận kết quả tại đâu?
Hình thức nhận kết quả cấp Giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia được quy định tại Điều 28 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về cấp giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia không phải nộp hồ sơ giấy. Thành phần hồ sơ nộp trên hệ thống thực hiện theo các Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định này. Các chứng từ tải lên trên hệ thống phải được sao chụp từ chứng từ gốc.
2. Kết quả xử lý hồ sơ được trả trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ liên quan theo quy định về thành phần hồ sơ tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định này trong 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ và xuất trình với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
Theo đó, cơ sở đề nghị cấp Giấy phép CITES thông qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia nhận kết quả thông qua một trong những hình thức sau:
(1) Trực tiếp;
(2) Qua đường bưu điện;
(3) Qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia.
Thời hạn hiệu lực tối đa của Giấy phép CITES được quy định ra sao?
Thời hạn hiệu lực tối đa của Giấy phép CITES được quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giấy phép, chứng chỉ CITES
...
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
3. Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước quy định theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
5. Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES.
6. Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
7. Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.
Như vậy, thời hạn hiệu lực tối đa của Giấy phép CITES xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của Giấy phép CITES nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.