Cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học những nội dung gì vào đầu khóa học? Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện như thế nào?

Cho chị hỏi vào đầu khóa học thì cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học những nội dung gì? Việc tổ chức giảng dạy đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo quy định như thế nào? - Chị Minh Thư (An Giang).

Cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học những nội dung gì vào đầu khóa học?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, khoản 6 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc thực hiện và quản lý chương trình đào tạo như sau:

Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo
a) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học: Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung: mục tiêu đào tạo, số lượng mô - đun, tín chỉ, tên từng mô - đun, tín chỉ đào tạo; thời gian thực hiện; thời gian kiểm tra, hoặc thi kết thúc; địa điểm thực hiện.
b) Kế hoạch đào tạo đối với kỳ học hoặc đợt học: phải thể hiện được các nội dung: tên mô - đun, tín chỉ đào tạo; thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc; thời gian kiểm tra; giáo viên, người dạy và địa điểm thực hiện.
Đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học; nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học; danh sách mô - đun, tín chỉ sẽ được giảng dạy; lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả; quyền lợi và nghĩa vụ của người học.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì vào đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về:

- Quy chế đào tạo;

- Kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học;

- Nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học;

- Danh sách mô - đun, tín chỉ sẽ được giảng dạy;

- Lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả;

- Quyền lợi và nghĩa vụ của người học.

Đào tạo trình độ sơ cấp

Giảng dạy đào tạo trình độ sơ cấp

Việc tổ chức giảng dạy đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì việc tổ chức giảng dạy đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo quy định sau đây:

- Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô - đun, tín chỉ giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp;

- Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun, tín chỉ mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô - đun, tín chỉ đã học và tổ chức giảng dạy mô - đun, tín chỉ tiếp theo của chương trình đào tạo;

- Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề để chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ đã học và học mô - đun, tín chỉ, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo.

Thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo quy định sau đây:

Thời gian hoạt động đào tạo
1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo
a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.
b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun, tín chỉ là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun, tín chỉ không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
d) Một tuần học theo mô - đun, tín chỉ hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.
3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,539 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào