Cơ sở đào tạo lái xe có bắt buộc phải tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính không? Giáo viên cơ sở đào tạo không đeo phù hiệu 'Giáo viên dạy lái xe' có bị phạt không?

Tôi đang theo học lái xe ở một cơ sở đào tạo lái xe trong thành phố. Vì hàng ngày tôi phải làm việc trong giờ hành chính nên có yêu cầu cơ sở đào tạo lái xe tổ chức thêm các buổi dạy ngoài giờ hành chính cho những người như tôi nhưng cơ sở đó không đồng ý. Tôi muốn hỏi việc cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu của tôi là đúng hay sai? Ngoài ra, tôi thấy thỉnh thoảng giáo viên trong cơ sở không đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe" thì có vi phạm quy định không?

Cơ sở đào tạo lái xe có bắt buộc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính không?

Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có bắt buộc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính không?

Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có bắt buộc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính không?

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2017/TT_BGTVT, được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT cụ thể như sau:

- Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

- Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.

- Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

- Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.

- Tổ chức đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.

- Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.

- Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) và bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”.

- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.

- Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.”

- Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.

- Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.

- Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe theo chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Báo cáo đăng ký sát hạch

a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.

Như vậy, việc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính là việc không bắt buộc, cơ sở đào tạo được phép lựa chọn có tổ chức hay không. Do đó, nếu cơ sở đào tạo xét thấy không đủ điều kiện để tổ chức đào tạo và không đáp ứng yêu cầu của bạn thì vẫn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Giáo viên cơ sở đào tạo không đeo phù hiệu có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, giáo viên dạy lái xe của cơ sở đào tạo lái xe sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng

khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

"1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng."

Dựa vào quy định trên, có thể thấy việc giáo viên không đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe" khi giảng dạy có thể bị phạt tiền lên đến 800.000 đồng.

Cơ sở đào tạo có bị phạt khi giáo viên cơ sở mình không đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe" khi dạy không?

Các hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 21 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bao gồm:

"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;
b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;
c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo quy định.
d) Tổ chức đào tạo cho học viên chưa có đủ hồ sơ của người học lái xe theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;
b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 khóa đào tạo;
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy định trong Giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong Giấy phép đào tạo lái xe;
c) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 02 khóa đào tạo trở lên;
d) Cơ sở đào tạo lái xe bố trí số lượng học viên tập lái trên xe tập lái vượt quá quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ sân tập lái hoặc sân tập lái không đủ điều kiện theo quy định;
g) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng xe tập lái các hạng để đáp ứng với lưu lượng đào tạo thực tế tại các thời điểm hoặc sử dụng xe tập lái không đúng hạng để dạy thực hành lái xe;
...
i) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của học viên hoặc có các thiết bị đó nhưng không hoạt động theo quy định;
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;
d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe;
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.0000.0000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mà không có Giấy phép đào tạo lái xe."

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy việc giáo viên không đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe" khi giảng dạy thì chính giáo viên đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, không phải cơ sở đào tạo lái xe. Cơ sở đào tạo lái xe sẽ có những hình thức xử phạt riêng phù hợp với nội quy hoạt động của cơ sở mình đối với giáo viên thực hiện sai quy định nói trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,708 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào