Cơ sở chế biến cà phê nhân phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu nhà vệ sinh? Các công trình phụ trợ của cơ sở chế biến cà phê cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cơ sở chế biến cà phê nhân phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu nhà vệ sinh? Cho tôi hỏi có yêu cầu cơ sở chế biến cà phê nhân phải bố trí, xây dựng bao nhiêu nhà vệ sinh không ạ? Các hệ thống thông gió, xử lý chất thải hay các công trình khác của cơ sở thì cần tuân thủ những yêu cầu nào để đảm bảo vệ sinh? Nhờ hỗ trợ giúp tôi sớm!

Kết cấu nhà xưởng của cơ sở chế biến cà phê nhân cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT thì kết cấu nhà xưởng và vật liệu xây dựng của cơ sở chế biến cà phê nhân cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:

- Nhà xưởng chế biến cà phê phải có kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa kính…).

- Kết cấu bao che và sàn nhà phải đảm bảo yêu cầu: làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến, thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và các động vật gây hại khác.

- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải bền vững, dễ làm sạch, duy tu bảo dưỡng và khử trùng (Các vật liệu chế tạo phải nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra sản phẩm, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường).

Cơ sở chế biến cà phê

Điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm mà cơ sở chế biến cà phê nhân cần đáp ứng (Hình từ Internet)

Các công trình phụ trợ của cơ sở chế biến cà phê cần đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với công trình phụ trợ của cơ sở chế biến cà phê cụ thể như sau:

(1) Khu vực chứa nguyên liệu:

- Cơ sở chế biến cà phê phải bố trí nơi chứa nguyên liệu có mái che, sạch sẽ, vệ sinh.

- Diện tích khu vực chứa nguyên liệu phải đủ để rải cà phê nguyên liệu với chiều dày của khối nguyên liệu không quá 40cm, đảm bảo nhiệt độ bên trong khối cà phê không quá 300C.

(2) Sân phơi

- Sân phơi phải được làm từ vật liệu đảm bảo không gây ô nhiễm đến cà phê; ở vị trí tránh các tác nhân gây ô nhiễm về mùi và chất bẩn.

- Phải có các dụng cụ phơi như bạt che, giá phơi…để đảm bảo cho cà phê không bị ướt khi trời mưa.

- Diện tích sân phơi đủ cho cho nhu cầu phơi (khi cà phê phơi còn ướt, độ dày của lớp quả cà phê tươi hoặc cà phê thóc không quá 5cm). Nếu không phải có máy sấy đủ công suất để bổ sung, thay thế.

(3) Kho và bao bì bảo quản cà phê

Kho và bao bì bảo quản cà phê phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhà kho phải có kết cấu vững chắc, chống được các tác nhân gây hại xâm nhập và khu trú; cách xa các nguồn gây ô nhiễm.

- Nhà kho phải được quét dọn sạch sẽ; cần có chương trình làm vệ sinh, cả vệ sinh hàng hóa rơi vãi lẫn vệ sinh thông thường để tránh rác và chất bẩn tích tụ lại trên sàn nhà kho; chương trình kiểm tra định kỳ các sinh vật gây hại; kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm.

- Bao bì đóng gói cà phê phải được dệt và may chắc chắn từ sợi đay, không bị xô dạt, thủng rách, đứt chỉ; phải đồng màu, khô, sạch, không được nhiễm mùi dầu máy, chất xà phòng hóa và các mùi vị lạ khác. Miệng bao được khâu kín bằng sợi đay xe hoặc bằng các chất liệu không phải là kim loại, đảm bảo bền chắc.

(4) Phòng Kỹ thuật – KCS: Phải bố trí nơi làm việc riêng biệt nhưng gần với khu vực chế biến, thuận tiện cho việc quản lý kỹ thuật và kiểm soát chất lượng.

(5) Hệ thống cấp nước

- Phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành. Số lượng nước phải đủ cho sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp.

- Nước ăn uống phải phù hợp với quy định của Bộ Y tế tại quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.

- Nước sử dụng cho chế biến ướt và vệ sinh công nghiệp phải là nước sạch, trong, không có mùi vị lạ, thành phần sắt cho phép không quá 5mg/l. Tuyệt đối không được dùng nước thải hồi lưu để xát cà phê.

(6) Hệ thống thông gió, hút bụi

Hướng của hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài; đảm bảo cho dòng khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.

(7) Hệ thống chiếu sáng

Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, cường độ ánh sáng phải đảm bảo: trong nhà sản xuất trên 220 lux, phòng KCS trên 540 lux, các khu vực khác 100 - 110 lux. Các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

(8) Hệ thống phòng cháy – chữa cháy:

Cơ sở chế biến cà phê nhân phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có bảng chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy

(9) Hệ thống xử lý chất thải

- Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực cơ sở chế biến phải thiết kế, bố trí hệ thống thu gom chất thải, tránh gây ô nhiễm; có khu vực chứa, xử lý chất thải cách biệt với khu sản xuất;

- Các chất thải rắn, lỏng đều phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định mới được thải ra môi trường.

(10) Điều kiện vệ sinh cá nhân

- Phòng thay trang phục bảo hộ lao động: phải có phòng thay trang phục bảo hộ để người chế biến cà phê thay trang phục bảo hộ lao động trước khi vào làm việc và sau khi hết ca sản xuất.

- Phương tiện rửa tay: Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay hay máy sấy khô tay; mỗi phân xưởng phải có ít nhất một bồn rửa tay; trang bị đủ bồn rửa tay với số lượng ít nhất 01 bồn rửa tay/50 công nhân.

- Nhà vệ sinh:

+ Phải có đủ nhà vệ sinh với số lượng ít nhất 01 nhà vệ sinh/25 người;

+ Nhà vệ sinh có ánh sáng và thông gió tốt, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn với khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, chất tẩy rửa; dễ vệ sinh và thoát nước; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.

Như vậy, các công trình phụ trợ trong cơ sở chế biến cà phê cần phải tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm nêu trên. Đối với nhà vệ sinh thì cần đảm bảo có ít nhất 01 nhà vệ sinh/25 người.

Quá trình chế biến cà phê nhân cần lưu ý những gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với quá trình chế biến cà phê và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

"2.4. Yêu cầu đối với quá trình chế biến cà phê và kiểm soát VSATTP
2.4.1. Cơ sở chế biến cà phê phải có tổ hoặc nhóm chuyên trách quản lý chất lượng và VSATTP trong sản xuất; phải có phòng kiểm nghiệm với thiết bị, dụng cụ, nhân lực, quy trình phù hợp để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
2.4.2. Cơ sở chế biến cà phê phải có quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu để đảm bảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố.
2.4.3. Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng quy trình sản xuất và quy phạm vệ sinh để kiểm soát quá trình chế biến, đảm bảo sản phẩm cà phê đạt yêu cầu về VSATTP theo quy định tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các Quy chuẩn kỹ thuật (nếu có). Các quy trình, quy phạm được phổ biến đầy đủ đến các công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như tập huấn, treo bảng…
2.4.4. Cơ sở chế biến cà phê phải công bố tiêu chuẩn cơ sở theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn cơ sở phải phù hợp và hài hòa phù hợp các quy định, quy chuẩn về chất lượng cà phê nhân trong nước và quốc tế."

Trên đây là một số yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cơ sở chế biến cà phê nhân cần phải tuân thủ thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,740 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào