Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?

Tôi có câu hỏi là Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.T đến từ Đồng Nai.

Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Mục 3 Chương I Hướng dẫn thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu cho cơ sở ấp trứng gia cầm hộ gia đình ban hành kèm theo Quyết định 1057/QĐ-BNN-CN năm 2013, có quy định về nguyên tắc thực hiện an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm như sau:

Nguyên tắc thực hiện an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm
Thực hiện 3 nguyên tắc: Cách ly, làm sạch và khử trùng
a) Cách ly để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ sở ấp trứng gia cầm và từ cơ sở ấp trứng gia cầm ra ngoài môi trường.
b) Làm sạch để loại bỏ những chất bẩn bên ngoài như bụi, đất, các chất hữu cơ chứa tác nhân gây bệnh. Việc vệ sinh làm sạch đúng cách sẽ loại bỏ được khoảng 80% các tác nhân gây bệnh.
c) Khử trùng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh còn lại sau khi đã tiến hành vệ sinh. Việc khử trùng chỉ đạt được hiệu quả sau khi đã làm vệ sinh tốt và đảm bảo sự phù hợp của chất khử trùng, tỷ lệ pha, sử dụng đúng cách.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc 03 nguyên tắc sau: Cách ly, làm sạch và khử trùng

- Cách ly để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ sở ấp trứng gia cầm và từ cơ sở ấp trứng gia cầm ra ngoài môi trường.

- Làm sạch để loại bỏ những chất bẩn bên ngoài như bụi, đất, các chất hữu cơ chứa tác nhân gây bệnh. Việc vệ sinh làm sạch đúng cách sẽ loại bỏ được khoảng 80% các tác nhân gây bệnh.

- Khử trùng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh còn lại sau khi đã tiến hành vệ sinh. Việc khử trùng chỉ đạt được hiệu quả sau khi đã làm vệ sinh tốt và đảm bảo sự phù hợp của chất khử trùng, tỷ lệ pha, sử dụng đúng cách.

cơ sở ấp trứng

Cơ sở ấp trứng gia cầm (Hình từ Internet)

Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Chương II Hướng dẫn thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu cho cơ sở ấp trứng gia cầm hộ gia đình ban hành kèm theo Quyết định 1057/QĐ-BNN-CN năm 2013, có quy định về yêu cầu xử lý chất thải rắn như sau:

Yêu cầu xử lý chất thải rắn
4.1. Kết thúc mỗi lô nở, tất cả chất thải rắn đã được thu gom cần được xử lý bằng đốt hoặc ủ compost hoặc chôn lấp;
4.2. Thùng rác dùng để thu gom chất thải rắn cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.

Như vậy, theo quy định trên thì chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như sau:

- Kết thúc mỗi lô nở, tất cả chất thải rắn đã được thu gom cần được xử lý bằng đốt hoặc ủ compost hoặc chôn lấp;

- Thùng rác dùng để thu gom chất thải rắn cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.

Khu vực nhập trứng, ấp, nở và xuất gia cầm con trong cơ sở ấp trứng gia cầm phải đáp ứng những yêu cầu vệ sinh thú y nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương II Hướng dẫn thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu cho cơ sở ấp trứng gia cầm hộ gia đình ban hành kèm theo Quyết định 1057/QĐ-BNN-CN năm 2013, có quy định về yêu cầu vệ sinh thú y như sau:

3. Yêu cầu vệ sinh thú y
3.2. Yêu cầu đối với cơ sở ấp trứng gia cầm
Các khu vực nhập trứng, ấp, nở và xuất gia cầm con phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ và các yêu cầu sau:
a) Khu vực nhập trứng
Người giao trứng chỉ được phép vào khu vực nhập trứng, không được phép vào các nơi khác trong khu vực ấp, nở; Nơi nhập trứng cần được quét, dọn và rửa sau khi kết thúc các hoạt động trong ngày và cần được phun khử trùng mỗi tuần hai lần bằng chất khử trùng.
b) Khu vực ấp
Quét dọn, lau chùi, sau đó phun thuốc khử trùng tất cả tường, sàn, trần khu vực ấp và khay tạo ẩm mỗi tuần một lần; Chăn, chiếu hoặc vật liệu dùng để đậy trứng cần được xông khử trùng hoặc phơi nắng mỗi tuần một lần và giặt sạch bằng xà phòng mỗi tháng một lần (nếu cơ sở ấp thủ công).
c) Khu vực nở
Kết thúc mỗi đợt nở, cần đưa tất cả gia cầm con ra khỏi khu vực nở, dùng chổi quét, thu gom tất cả các chất thải rắn (vỏ trứng, lông, trứng hỏng, gia cầm chết…) đưa đi xử lý; Dùng nước và chất tẩy rửa để cọ rửa chất bẩn còn lại ở khu vực nở, máy nở và các dụng cụ; Phun khử trùng toàn bộ khu vực nở và xông hoặc phun khử trùng máy nở (nếu nở bằng máy).
d) Khu vực xuất gia cầm con
Sau khi xuất hết gia cầm, dùng chổi quét thu gom tất cả các chất thải đưa đi xử lý; Dùng nước và chất tẩy để làm sạch bụi bẩn còn lại ở khu vực xuất gia cầm;
Phun thuốc khử trùng lên tất cả các bề mặt vừa được làm sạch; Rửa khay đựng trứng, dụng cụ đựng gia cầm con và các dụng cụ khác bằng nước và chất tẩy rửa sau đó đem ngâm hoặc phun chất khử trùng hoặc phơi nắng.

Theo đó, khu vực nhập trứng, ấp, nở và xuất gia cầm con trong cơ sở ấp trứng gia cầm phải đáp ứng những yêu cầu vệ sinh thú y được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,023 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào