Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
- Đánh giá điều kiện an ninh mạng là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng đúng không?
- Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
- Kinh phí thực hiện đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia lấy từ đâu?
Đánh giá điều kiện an ninh mạng là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng đúng không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
...
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
...
Theo đó, đánh giá điều kiện an ninh mạng là một trong những biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Đánh giá điều kiện an ninh mạng (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định tại Điều 12 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.
2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây về:
a) Quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng; nhân sự vận hành, quản trị hệ thống;
b) Bảo đảm an ninh mạng đối với trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống;
c) Biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí tuệ nhân tạo;
d) Biện pháp bảo đảm an ninh vật lý bao gồm cách ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát ra vào.
3. Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
- Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Kinh phí thực hiện đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia lấy từ đâu?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về kinh phí bảo đảm như sau:
Kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí thực hiện bảo đảm an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Kinh phí đầu tư cho an ninh mạng sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Đối với dự án đầu tư công để xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp hệ thống thông tin, kinh phí đầu tư được bố trí trong vốn đầu tư của dự án tương ứng.
3. Kinh phí thực hiện thẩm định, giám sát, kiểm tra, đánh giá điều kiện an ninh mạng; thực hiện các phương án bảo đảm an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức đó theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn chi kinh phí phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng trong dự toán ngân sách, hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho công tác bảo đảm an ninh mạng của cơ quan, tổ chức nhà nước.
5. Căn cứ nhiệm vụ được giao, cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí thực hiện đánh giá điều kiện an ninh mạng; thực hiện các phương án bảo đảm an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức đó theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.