Cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Những vấn đề mà cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san phải xác định rõ là gì?
- Cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Giấy phép xuất bản đặc san có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
- Cơ quan, tổ chức thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất đặc san sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Những vấn đề mà cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san phải xác định rõ là gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Báo chí 2016 quy định về việc xuất bản đặc san như sau:
Xuất bản đặc san
1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm:
a) Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
c) Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
...
Theo đó, khi cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san phải xác định rõ những vấn đề sau:
- Tên đặc san;
- Mục đích xuất bản;
- Nội dung thông tin;
- Đối tượng phục vụ;
- Phạm vi phát hành;
- Ngôn ngữ thể hiện;
- Khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
- Thời gian xuất bản.
Cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Xuất bản đặc san
...
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, khi cơ quan, tổ chức muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì phải gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cụ thể, theo Điều 20 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT thì hồ sơ mà cơ quan, tổ chức cần chuẩn bị nếu muốn được cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm có:
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san (Mẫu số 11); Tải về
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
- Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san;
- Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Giấy phép xuất bản đặc san có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Xuất bản đặc san
...
3. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
...
Theo quy định trên thì hiệu lực của Giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Cơ quan, tổ chức thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất đặc san sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao;
b) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, đặc san.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất đặc san có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.