Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có được sử dụng thông tin, số liệu trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ việc kết luận thanh tra không?
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm những cơ quan nào?
- Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định như thế nào?
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có được sử dụng thông tin, số liệu trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ việc kết luận thanh tra không?
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm những cơ quan được quy định tại khoản 17 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cụ thể tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định như thế nào?
Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức có liên quan, người có thẩm quyền trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.
Theo đó, trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức có liên quan, người có thẩm quyền trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có được sử dụng thông tin, số liệu trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ việc kết luận thanh tra không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 110 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước hoặc trước khi ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm toán nhà nước có thể tham khảo ý kiến của nhau về những nội dung cần thiết để bảo đảm cho kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán chính xác, khách quan, đầy đủ.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có quyền sử dụng thông tin, số liệu, kết luận trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ cho việc kết luận thanh tra. Cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp kết quả kiểm toán, kết luận, kiến nghị kiểm toán cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Theo đó, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra được quyền sử dụng thông tin, số liệu trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ việc kết luận thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.