Cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội có được tạm ứng kinh phí để tổ chức cưỡng chế không?
- Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do những người nào nộp?
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do người phải thi hành án chịu bao gồm những khoản nào?
- Cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội có được tạm ứng kinh phí để tổ chức cưỡng chế không?
Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do những người nào nộp?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BQP quy định về quản lý, sử dụng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Quản lý, sử dụng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
1. Tạm ứng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
a) Cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án được tạm ứng kinh phí từ Phòng Tài chính cấp quân khu để tổ chức cưỡng chế. Ngay sau khi xử lý tài sản cưỡng chế thu được tiền, cơ quan thi hành án hoàn trả số tiền đã tạm ứng về Phòng Tài chính cấp quân khu;
b) Hồ sơ và biểu mẫu tạm ứng, hoàn tạm ứng thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Việc nộp, nội dung chi, mức chi kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Thông tư số 200/2016/TT-BTC.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định về việc nộp chi phí cưỡng chế thi hành án như sau:
Nộp chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 phải nộp một phần chi phí định giá trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự căn cứ chi phí định giá tài sản lần liền kề trước đó và chi phí định giá tài sản thực tế ở địa phương tại thời điểm đương sự yêu cầu định giá lại tài sản để xác định mức nộp chi phí định giá lại tài sản và thông báo cho người yêu cầu định giá lại tài sản nộp tiền chi phí định giá.
...
Như vậy, theo quy định thì chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
Trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do những người nào nộp? (Hình từ Internet)
Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do người phải thi hành án chịu bao gồm những khoản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu như sau:
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu
1. Chi phí thông báo về cưỡng chế:
a) Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí);
b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
2. Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
3. Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản:
a) Chi phí định giá, định giá lại tài sản:
- Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản: Giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
- Chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12.
...
Như vậy, theo quy định thì chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do người phải thi hành án chịu bao gồm:
(1) Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí);
(2) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
Cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội có được tạm ứng kinh phí để tổ chức cưỡng chế không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BQP quy định về quản lý, sử dụng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Quản lý, sử dụng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
1. Tạm ứng kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
a) Cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án được tạm ứng kinh phí từ Phòng Tài chính cấp quân khu để tổ chức cưỡng chế. Ngay sau khi xử lý tài sản cưỡng chế thu được tiền, cơ quan thi hành án hoàn trả số tiền đã tạm ứng về Phòng Tài chính cấp quân khu;
b) Hồ sơ và biểu mẫu tạm ứng, hoàn tạm ứng thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Việc nộp, nội dung chi, mức chi kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Thông tư số 200/2016/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định thì cơ quan thi hành án khi ra quyết định cưỡng chế thi hành án được tạm ứng kinh phí từ Phòng Tài chính cấp quân khu để tổ chức cưỡng chế.
Ngay sau khi xử lý tài sản cưỡng chế thu được tiền thì cơ quan thi hành án phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng về Phòng Tài chính cấp quân khu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.