Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trong những trường hợp nào? Về những nội dung gì?

Cho tôi hỏi công tác phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá phải tuân thủ những yêu cầu nào? Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trong những trường hợp nào? Về những nội dung gì? Câu hỏi của anh Tiến (Đồng Tháp).

Công tác phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá phải tuân thủ những yêu cầu nào?

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC quy định như sau:

Yêu cầu khi tiến hành phối hợp kiểm tra
1. Kiểm tra đúng nội dung, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, không gây phiền hà, trở ngại cho người sản xuất, kinh doanh hợp pháp, tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo.
2. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá. Trong quá trình kiểm tra, xử lý phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá.
3. Kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm với tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất, kinh doanh tự giác chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý giá.

Theo đó, khi tiến hành phối hợp kiểm tra, cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá phải tuân thủ những yêu cầu sau đây:

- Kiểm tra đúng nội dung, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, không gây phiền hà, trở ngại cho người sản xuất, kinh doanh hợp pháp, tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo.

- Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá. Trong quá trình kiểm tra, xử lý phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá.

- Kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm với tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất, kinh doanh tự giác chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý giá.

phối hợp kiểm tra

Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm (Hình từ Internet)

Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trong những trường hợp nào?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC quy định như sau:

Các trường hợp tổ chức phối hợp kiểm tra
Cơ quan Quản lý thị trường và Cơ quan Quản lý giá tổ chức các cuộc kiểm tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương;
- Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính;
- Chi cục Quản lý thị trường (đối với Đội Quản lý thị trường).
2. Kiểm tra theo kế hoạch
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức kiểm tra đột xuất
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực giá cần phải ngăn chặn kịp thời mà nội dung kiểm tra yêu cầu phải có nghiệp vụ chuyên môn của mỗi bên.
- Khi thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả thay đổi đột biến do thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, hoặc trong các trường hợp bất thường khác.

Theo đó, cơ quan Quản lý thị trường và Cơ quan Quản lý giá tổ chức các cuộc kiểm tra được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Thực hiện sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền:

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương;

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương;

+ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính;

+ Chi cục Quản lý thị trường (đối với Đội Quản lý thị trường).

- Kiểm tra theo kế hoạch

Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra đột xuất

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực giá cần phải ngăn chặn kịp thời mà nội dung kiểm tra yêu cầu phải có nghiệp vụ chuyên môn của mỗi bên.

+ Khi thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả thay đổi đột biến do thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, hoặc trong các trường hợp bất thường khác.

Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC quy định như sau:

Thực hiện phối hợp kiểm tra
4. Những nội dung cần phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm:
a) Quyết định giá, lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá;
b) Niêm yết giá, công khai thông tin về giá;
c) Thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với hàng hoá thuộc Danh mục phải kê khai giá, đăng ký giá;
d) Chấp hành mức giá cụ thể, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định;
đ) Lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để găm hàng, đầu cơ nâng giá, ép giá, tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước;
e) Không thực hiện theo quy định của pháp luật về báo cáo giá mua; Giá bán; Giá xuất khẩu; Giá nhập khẩu; Lượng hàng hóa tồn kho dự trữ của tổ chức, cá nhân kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chấp hành những quy định về giá khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại;
h) Đưa tin thất thiệt về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường;
i) Gian lận thương mại về đóng gói, đo lường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
k) Cắt giảm địa điểm bán hàng; Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ); Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng; Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa đối với hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá khi các cơ quan có thẩm quyền đã công bố các biện pháp bình ổn giá khác với thời gian trước khi công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá mà không có lý do chính đáng;
l) Vi phạm quy định về bình ổn giá và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan Quản lý giá.

Theo đó, cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về những nội dung sau:

- Quyết định giá, lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá;

- Niêm yết giá, công khai thông tin về giá;

- Thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với hàng hoá thuộc Danh mục phải kê khai giá, đăng ký giá;

- Chấp hành mức giá cụ thể, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biến bất thường hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để găm hàng, đầu cơ nâng giá, ép giá, tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước;

- Không thực hiện theo quy định của pháp luật về báo cáo giá mua; Giá bán; Giá xuất khẩu; Giá nhập khẩu; Lượng hàng hóa tồn kho dự trữ của tổ chức, cá nhân kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Chấp hành những quy định về giá khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại;

- Đưa tin thất thiệt về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường;

- Gian lận thương mại về đóng gói, đo lường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

- Cắt giảm địa điểm bán hàng; Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ); Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng; Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa đối với hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá khi các cơ quan có thẩm quyền đã công bố các biện pháp bình ổn giá khác với thời gian trước khi công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá mà không có lý do chính đáng;

- Vi phạm quy định về bình ổn giá và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan Quản lý giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

834 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào