Cơ quan quản lý phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước?
- Cơ quan quản lý đảm nhận việc thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những cơ quan nào?
- Cơ quan quản lý phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước?
- Cơ quan quản lý cần cung cấp những thông tin nào khi thực hiện việc thu phí, lệ phí thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia?
Cơ quan quản lý đảm nhận việc thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về cơ quan quản lý như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng:
a) Người nộp thuế, người khai hải quan (sau đây gọi chung là người nộp thuế) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế, Điều 2 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2013/NĐ-CP); khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP;
b) Cơ quan hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương;
c) Cơ quan Kho bạc Nhà nước bao gồm: Kho bạc Nhà nước; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
d) Cơ quan quản lý bao gồm: các Bộ, ngành có thu phí, lệ phí và các khoản thu khác thực hiện cơ chế qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
đ) Ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận là ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc thu nộp tiền thuế và phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử;
e) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu nộp tiền thuế, phí, lệ phí và/hoặc bảo lãnh tiền thuế điện tử.
Như vậy, cơ quan quản lý trong hoạt động thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ bao gồm các Bộ, ngành có thu phí, lệ phí và các khoản thu khác thực hiện cơ chế qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cơ quan quản lý phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí về hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về tài khoản nộp thuế, phí như sau:
Tài khoản nộp thuế, phí
1. Tài khoản thu nộp ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan sử dụng để thu các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp và các khoản thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan
a) Tài khoản tiền gửi sử dụng để thu các khoản tiền thuế của hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng hóa tạm xuất - tái nhập, thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế tự vệ;
b) Tài khoản tiền gửi sử dụng để thu phí, lệ phí hải quan; phí, lệ phí thu hộ;
c) Tài khoản tiền gửi sử dụng để thu tiền, bán hàng tịch thu và các khoản thu khác, tiền ký quỹ.
3. Tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cơ quan quản lý mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Theo quy định trên, tài khoản tiền gửi chuyên dùng thu phí, lệ phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cơ quan quản lý mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan quản lý cần cung cấp những thông tin nào khi thực hiện việc thu phí, lệ phí thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia?
Theo Điều 23 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về việc nộp thuế cho Cơ quan quản lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:
Trình tự thu nộp phí, lệ phí của cơ quan quản lý
1. Cơ quan quản lý cung cấp thông tin liên quan tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đến Cổng thông tin một cửa quốc gia, gồm:
a) Tên và mã số thuế người nộp tiền phí, lệ phí;
b) Số và tên tài khoản nộp phí, lệ phí của cơ quan quản lý khoản phí, lệ phí;
c) Tên và mã ngân hàng phối hợp thu hoặc tên Kho bạc Nhà nước giữ tài khoản tiền phí, lệ phí của cơ quan quản lý;
d) Số và ngày hồ sơ;
đ) Tên phí, lệ phí;
e) Số tiền phí, lệ phí phải thu;
g) Cơ quan quản lý phát hành số phải thu phí, lệ phí;
h) Các thông tin liên quan khác khi kết nối, trao đổi với Cổng thông tin một cửa quốc gia của cơ quan hải quan.
....
Theo đó, cơ quan quản lý cần cung cấp các thông tin liên quan tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác khi thực hiện thông quan Cổng thông tin một cửa quốc gia, các thông tin gồm tên và mã số thuế người nộp tiền phí, lệ phí; số và tên tài khoản nộp phí, lệ phí của cơ quan quản lý khoản phí, lệ phí;...và các thông tin khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.