Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có được ngừng cho các cơ quan kết nối, chia sẻ thông tin với CSDLQG về dân cư hay không?
- Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua hình thức nào?
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có được ngừng cho các cơ quan kết nối, chia sẻ thông tin với CSDLQG về dân cư hay không?
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân?
Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính để thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân.
2. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Có cơ sở hạ tầng thông tin để kết nối;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn kết nối theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Thủ tục kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
a) Cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có văn bản đề nghị được kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phạm vi, mục đích, nội dung thông tin, số lượng trường thông tin cần chia sẻ;
...
Như vậy, theo quy định, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính để thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có được ngừng cho các cơ quan kết nối, chia sẻ thông tin với CSDLQG về dân cư hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
4. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ được từ chối hoặc ngừng cho cơ quan kết nối, chia sẻ thông tin khi cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và các trường hợp sau:
a) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
b) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ phạm vi, mục đích khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
c) Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, theo quy định thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ được ngừng cho cơ quan kết nối, chia sẻ thông tin khi cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP và các trường hợp sau:
(1) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
(2) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ phạm vi, mục đích khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
(3) Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
(4) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân như sau:
Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân
1. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ:
(1) Cơ sở dữ liệu về cư trú;
(2) Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
(3) Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
(4) Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.