Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quốc gia là cơ quan gì? Việc quản lý hệ thống viễn thông quốc gia được thực hiện như thế nào?
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quốc gia là cơ quan gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Viễn thông 2009 quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quốc như sau:
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quốc gia là cơ quan gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý chuyên ngành cần thực hiện những nhiệm vụ gì để thực hiện quản lý viễn thông quốc gia?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông như sau:
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông trên phạm vi cả nước, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông;
b) Thực hiện quản lý thị trường viễn thông, quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và hoạt động viễn thông công ích; tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về viễn thông theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Như vậy, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cần thực hiện một số nhiệm vụ sau để thực hiện quản lý hệ thống viễn thông quốc gia:
- Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông;
- Thực hiện quản lý thị trường viễn thông, quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và hoạt động viễn thông công ích; tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông;
- Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về viễn thông theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có thể cấp những loại giấy phép nào trong quyền hạn của mình?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy phép trong hoạt động viễn thông quốc gia như sau:
Cấp giấy phép viễn thông
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
đ) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết các quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông; Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Viễn thông về vốn pháp định, mức cam kết đầu tư và bảo đảm thực hiện giấy phép đối với việc cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao.
Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có thẩm quyền cấp một số loại giấy phép như:
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng;
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.