Cơ quan nhà nước thẩm định chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính dựa trên những căn cứ nào? Việc thẩm chất lượng công trình thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Hồ sơ kiểm tra chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính bao gồm những loại báo cáo nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về hồ sơ kiểm tra chất lượng công trình như sau:
Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư
...
2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công;
c) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công;
d) Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công;
đ) Các báo cáo có liên quan đến khối lượng phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công và các văn bản xử lý của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư (nếu có);
e) Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm cấp chủ đầu tư (nếu có);
g) Biên bản kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư;
h) Báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.
i) Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm kèm theo Phiếu ghi ý kiến kiểm tra cấp chủ đầu tư;
...
Như vậy, trong hồ sơ kiểm tra chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính cần có các bản báo cáo sau:
- Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công;
- Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công;
- Các báo cáo có liên quan đến khối lượng phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công và các văn bản xử lý của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư (nếu có);
- Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm cấp chủ đầu tư (nếu có);
- Báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.
Cơ quan nhà nước thẩm định chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về căn cứ thẩm định chất lượng công trình như sau:
Thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
1. Căn cứ thẩm định
a) Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công;
b) Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư;
c) Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
...
Theo đó, việc thẩm định chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính được cơ quan nhà nước dựa trên hồ sơ căn cứ kiểm tra chất lượng công trình, gồm
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công;
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư;
Ngoài ra, việc thẩm định chất lượng công trình còn có thể dựa trên các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Cơ quan nhà nước thẩm định chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định chất lượng công trình đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về thời hạn thẩm định chất lượng công trình đó vẽ bản đồ địa chính như sau:
Thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
...
2. Nội dung và thời gian thẩm định
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm. Đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ có tính chất phức tạp, khối lượng sản phẩm lớn thì thời gian thẩm định có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Thẩm định về việc tuân thủ nội dung chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản kỹ thuật liên quan khác;
b) Thẩm định việc tuân thủ các quy định về công tác giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm;
c) Thẩm định việc xử lý các phát sinh trong quá trình thi công của đơn vị thi công, đơn vị giám sát, kiểm tra, chủ đầu tư và cơ quan quyết định đầu tư (nếu có);
d) Thẩm định việc xác nhận chất lượng, khối lượng, mức khó khăn (nếu có) hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm đã thực hiện. Trong trường hợp cần thiết có thể kiểm tra lại chất lượng, khối lượng, mức khó khăn dựa trên một số mẫu sản phẩm;
đ) Yêu cầu các đơn vị liên quan sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm khi sản phẩm chưa đạt yêu cầu, mức khó khăn chưa phù hợp và hồ sơ tài liệu còn sai sót (nếu có);
e) Lập Báo cáo thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm theo Mẫu số 08 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hạng mục công trình đo vẽ bán đồ địa chính.
Đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ có tính chất phức tạp, khối lượng sản phẩm lớn thì thời gian thẩm định có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.