Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý Đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc Việt Nam là cơ quan nhà nước nào?
Đơn quốc tế về sáng chế là loại đơn nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Đơn quốc tế về sáng chế (Hình từ Internet)
Căn cứ từ khoản 8 đến khoản 11 Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 23/08/2023) quy định về đơn quốc tế sáng chế như sau:
8. “Đơn PCT” là đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT.
9. “Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam” là Đơn PCT được nộp tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước được chỉ định hoặc lựa chọn.
10. “Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia” là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam được nộp vào cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
11. “Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn PCT được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.
Theo quy định trên thì đơn quốc tế về sáng chế là loại “Đơn PCT” (đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT) gồm:
+ Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam là Đơn PCT được nộp tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước được chỉ định hoặc lựa chọn.
+ Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam được nộp vào cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
+ Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam là Đơn PCT được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 11 Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 23/08/2023) quy định về đơn quốc tế sáng chế như sau:
Đơn quốc tế về sáng chế
1. Trong Điều này, “Đơn PCT” được hiểu là Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT, bao gồm:
a) Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam);
b) Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam).
2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp xem xét Đơn PCT có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của Việt Nam (Giai đoạn quốc gia) theo quy định của Hiệp ước PCT trong thời hạn ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
b) Nộp phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì đơn quốc tế về sáng chế là loại “Đơn PCT” gồm:
(1) Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam);
(2) Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam).
Cơ quan có thẩm quyền xử lý Đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc Việt Nam là cơ quan nhà nước nào?
Theo điểm 27.1 khoản 27 Mục 2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi điểm a khoản 25 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý Đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc Việt Nam như sau:
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ
...
27. Xử lý đơn quốc tế về sáng chế
27.1 Cơ quan nhận đơn
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:
a) Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;
b) Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế - PCT (sau đây gọi là “Hiệp ước”);
c) Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;
d) Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước;
e) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành các công việc tiếp theo và các khoản phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ phí kiểm tra sơ bộ về hình thức đơn;
g) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;
h) Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc Việt Nam có thể sử dụng những loại ngôn ngữ nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ sử dụng trong đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc tại Việt Nam như sau:
Đơn quốc tế về sáng chế
...
3. Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
4. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý đơn PCT từ các quốc gia khác có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam, Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại điểm 27.2 khoản 27 Mục 2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi điểm b khoản 25 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về ngôn ngữ trong đơn quốc tế về sáng chế như sau:
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ
...
27. Xử lý đơn quốc tế về sáng chế
...
27.2. Ngôn ngữ
Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản.
Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ sao đơn quốc tế.
...
Như vậy, đối với đơn quốc tế về sáng chế có nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT.
Người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.