Cơ quan nghiệp vụ được từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng trong trường hợp nào?

Xin cho hỏi: Cơ quan nghiệp vụ dựa vào yếu tố nào để loại trừ xung đột thông tin trên mạng? Tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thông qua hình thức gì? Cơ quan nghiệp vụ được từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng trong trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Thiện (TP. HCM).

Cơ quan nghiệp vụ dựa vào yếu tố nào để loại trừ xung đột thông tin trên mạng?

ngan-chan-xung-dot-thong-tin-tren-mang

Cơ quan nghiệp vụ dựa vào yếu tố nào để loại trừ xung đột thông tin trên mạng? (Hình từ Internet)

Theo Điều 15 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Loại trừ xung đột thông tin trên mạng
1. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
3. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:
a) Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
b) Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;
c) Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì căn cứ vào các yếu tố sau đây để cơ quan nghiệp vụ thực hiện loại trừ xung đột thông tin trên mạng, cụ thể:

– Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;

– Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;

–Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.

Tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thông qua hình thức gì?

Theo Điều 16 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;
d) Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
đ) Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
g) Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;
d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, Internet; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin, điện tử viễn thông và những địa bàn thường xảy ra nhiều vụ việc gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Theo đó, cơ quan nghiệp vụ dùng những hình thức sau đây để thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng:

– Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;

– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

– Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;

– Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;

– Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ quan nghiệp vụ được từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng trong trường hợp nào?

Theo Điều 18 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Cơ quan nghiệp vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối hợp tác đối với các yêu cầu hợp tác có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ quan nghiệp vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối hợp tác đối với các yêu cầu hợp tác có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, theo Điều 17 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định những nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

– Hợp tác quốc tế thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng cường lực lượng cho cơ quan nghiệp vụ.

– Hợp tác quốc tế nhằm loại trừ nguy cơ xung đột thông tin mạng trên lãnh thổ của một nước nhằm vào nước khác; phối hợp điều tra khi có yêu cầu ngăn chặn xung đột thông tin mạng từ quốc tế, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tham vấn về các hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các quốc gia.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

667 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào