Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước?

Cho anh hỏi, cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước? - Câu hỏi của anh Minh Cường đến từ Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:

Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thi hành án dân sự

Tổng cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)

Các cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là các cơ quan nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3);
d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g) Văn phòng;
h) Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin.
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
b) Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là các cơ quan sau:

- Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh;

- Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền giải thể các cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương không?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Tổng cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.

- Theo dõi việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành, án hành chính. Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội.

- Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục Thi hành án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 2 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự
...
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định:
a) Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
c) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính;
d) Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.
...

Như vậy, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định về việc thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương chứ không thể tự mình ra quyết định giải thể các cơ quan này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
12,585 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào