Cơ quan nào giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Cơ quan nào giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Cơ quan giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại điểm h khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc hội
...
20. Giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu với Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giúp Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội;
b) Tham mưu, giúp việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc điều hành công việc chung của Quốc hội, bảo đảm việc thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Tham mưu, giúp việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Chỉ đạo các vụ, cục, đơn vị tham mưu, giúp việc chung và phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo vụ, đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử công chức tham gia hỗ trợ vụ, cục, đơn vị khác thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ trong từng thời điểm cụ thể để kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Đề xuất cải tiến chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đ) Chuẩn bị các báo cáo công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các báo cáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội giao;
e) Đôn đốc việc chuẩn bị và bảo đảm thủ tục trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án, đề án, báo cáo, tờ trình của các cơ quan và tổ chức hữu quan;
g) Phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Tổ chức công bố các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
h) Thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
i) Tổ chức nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội;
k) Các nhiệm vụ khác của Tổng Thư ký Quốc hội.
...
Theo đó, Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đúng không?
Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Văn phòng Quốc hội
...
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
...
Như vậy, Tổng Thư ký Quốc hội thì đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định hiện nay.
Cơ quan nào giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội
1. Các vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
a) Vụ Dân tộc;
b) Vụ Pháp luật;
c) Vụ Tư pháp;
d) Vụ Kinh tế;
đ) Vụ Tài chính, Ngân sách;
e) Vụ Quốc phòng và An ninh;
g) Vụ Văn hóa, Giáo dục;
h) Vụ Xã hội;
i) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
k) Vụ Đối ngoại.
2. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Vụ Dân nguyện;
b) Vụ Công tác đại biểu;
c) Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.
3. Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung bao gồm:
a) Vụ Thư ký;
b) Vụ Tổng hợp;
c) Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
d) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
đ) Vụ Hành chính.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Hành chính có không quá 03 phòng;
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g) Vụ Thông tin;
h) Thư viện Quốc hội;
i) Vụ Tin học.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Tin học có không quá 03 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng;
k) Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng;
l) Cục Quản trị I.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị I có không quá 06 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Hà Nội;
m) Cục Quản trị II.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị II có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà khách Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh;
n) Cục Quản trị III.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị III có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Đà Nẵng;
o) Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Báo Đại biểu Nhân dân.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Báo Đại biểu Nhân dân có 06 Ban và đơn vị tương đương cấp Ban; có không quá 05 phòng thuộc Ban và đơn vị tương đương cấp Ban;
b) Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Truyền hình Quốc hội Việt Nam có không quá 15 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.