Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi bắt buộc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn? Trình tự thu hồi bắt buộc được quy định thế nào?
Thực phẩm phải được thu hồi trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về các trường hợp thu hồi thực phẩm như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
...
Theo đó, thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 55 nêu trên.
Trong đó có thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường; thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Thực phẩm không bảo đảm an toàn (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi bắt buộc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 43/2018/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc như sau:
Thẩm quyền thu hồi
...
2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc:
a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định;
b) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn là cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Đồng thời cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cũng có thẩm quyền thu hồi bắt buộc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trình tự thu hồi bắt buộc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về trình tự thu hồi bắt buộc như sau:
Trình tự thu hồi bắt buộc
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo Mẫu số 06b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Mẫu số 06a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
Như vậy, trong thời gian tối đa 24 giờ kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi phải ban hành quyết định thu hồi.
Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.