Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bổ sung điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bổ sung điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới?
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
3. Thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
b) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định bổ sung điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới thuộc về Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.
Quốc hội quyết định bổ sung điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Chủ tịch nước quyết định bổ sung điều ước quốc tế do Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Chính phủ quyết định bổ sung điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Văn bản quyết định bổ sung điều ước quốc tế bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
4. Văn bản quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn; thời gian, địa điểm ký và thời điểm có hiệu lực;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thời gian gia hạn điều ước quốc tế;
c) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
...
Theo quy định trên, văn bản quyết định bổ sung điều ước quốc tế bao gồm các nội dung như tên của điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn; thời gian, địa điểm ký và thời điểm có hiệu lực và nội dung bổ sung điều ước quốc tế.
Đồng thời văn bản này cũng gồm trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trình tự, thủ tục quyết định bổ sung điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
5. Trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; trình Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
...
Như vậy, trình tự, thủ tục quyết định bổ sung điều ước quốc tế được thực hiện cụ thể theo quy định tại khoản 5 Điều 54 nêu trên.
Trong đó, cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Chính phủ về việc bổ sung điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.