Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hộ chăn nuôi? Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải theo quy định thì xử lý thể nào?

Cho tôi hỏi đối với hoạt động chăn nuôi Nhà nước thực hiện chính sách như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi? Trường hợp khi thực hiện kiểm tra mà phát hiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải theo quy định thì xử lý thể nào? Xin cảm ơn.

Chính sách về chăn nuôi của Nhà nước được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi như sau:

- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

+ Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;

+ Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.

- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;

+ Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;

+ Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

+ Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:

+ Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;

+ Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;

+ Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Kiểm tra trong chăn nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 80 Luật Chăn nuôi 2018 quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện đối về việc quản lý chăn nuôi như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý;

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chăn nuôi;

+ Xây dựng nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

+ Xây dựng và tổ chức vùng chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi tập trung gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;

+ Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn;

+ Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất, bảo đảm nguồn nước để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung theo thẩm quyền; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn;

+ Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về chăn nuôi;

+ Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất theo thẩm quyền để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

+ Tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; thống kê, đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trong địa bàn huyện theo thẩm quyền.

Theo quy định trên, ta thấy trách nhiệm thực hiện kiểm tra trong chăn nuôi thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, việc thanh tra, kiểm tra các hộ chăn nuôi thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện (trong địa bản huyện theo thẩm quyền).

Tải về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải theo quy định thì xử lý thể nào?

Theo điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

"Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;"

Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.

Như vậy, ta thấy Nhà nước có quy định chính sách đối với hoạt động chăn nuôi được quy định tại Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018. Trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra trong chăn nuôi thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp trong quá trình kiểm tra, các cơ quan này phát hiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm thì sẽ áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
4,102 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào