Cơ quan nào có quyền quyết định luân chuyển cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải nếu đơn vị nơi đến là cấp trên của đơn vị nơi đi?
- Cơ quan nào có quyền quyết định luân chuyển cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải trong trường hợp đơn vị nơi đến là cấp trên của đơn vị nơi đi?
- Đơn vị nơi cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải luân chuyển đến có trách nhiệm gì trong việc luân chuyển cán bộ?
- Cán bộ sau khi luân chuyển có thể bị bố trí chức vụ thấp hơn chức danh luân chuyển trong trường hợp nào?
Cơ quan nào có quyền quyết định luân chuyển cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải trong trường hợp đơn vị nơi đến là cấp trên của đơn vị nơi đi?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy định 06-QĐ/BCSĐ năm 2021 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm
1. Thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Ngoài ra, thẩm quyền luân chuyển cán bộ thực hiện như sau:
...
b) Trường hợp đơn vị nơi đi là cấp trên của đơn vị nơi đến và chức vụ luân chuyển thuộc thẩm quyền đơn vị nơi đến bổ nhiệm (Ví dụ: Luân chuyển Phó Vụ trưởng thuộc Bộ về làm Vụ trưởng thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam): Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ của đơn vị nơi đi phê duyệt kế hoạch luân chuyển và ra quyết định luân chuyển, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm của đơn vị nơi đến ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
c) Trường hợp đơn vị nơi đến là cơ quan cấp trên của đơn vị nơi đi (luân chuyển từ đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên): Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm của đơn vị nơi đến phê duyệt kế hoạch luân chuyển và ra quyết định luân chuyển bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
2. Trách nhiệm thực hiện
...
Như vậy, đối với trường hợp đơn vị nơi đến là cơ quan cấp trên của đơn vị nơi đi thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm của đơn vị nơi đến phê duyệt kế hoạch luân chuyển cán bộ và ra quyết định luân chuyển bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Cơ quan nào có quyền quyết định luân chuyển cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải trong trường hợp đơn vị nơi đến là cấp trên của đơn vị nơi đi? (Hình từ Internet)
Đơn vị nơi cán bộ tại cơ quan hành chính thuộc Bộ Giao thông vận tải luân chuyển đến có trách nhiệm gì trong việc luân chuyển cán bộ?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định 06-QĐ/BCSĐ năm 2021 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm
...
2. Trách nhiệm thực hiện
Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển, điều động cán bộ, đơn vị nơi đi, đơn vị nơi đến, nhân sự được luân chuyển, điều động và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác luân chuyển, điều động theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Nghị định số 159/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
...
b) Đơn vị nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển, điều động; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển, điều động; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển.
c) Đơn vị nơi đến: Chấp hành nghiêm túc quyết định về luân chuyển, điều động cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, phân công công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển, điều động phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ trong thời gian luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất phương án bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển.
...
Như vậy, theo quy định thì đơn vị nơi đến có các trách nhiệm sau:
(1) Chấp hành nghiêm túc quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền;
(2) Có trách nhiệm bố trí công tác, phân công công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường;
(3) Quản lý, đánh giá cán bộ trong thời gian luân chuyển;
(4) Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất phương án bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển.
Cán bộ sau khi luân chuyển có thể bị bố trí chức vụ thấp hơn chức danh luân chuyển trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Quy định 06-QĐ/BCSĐ năm 2021 quy định về nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển như sau:
Nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển
...
3. Bố trí trở lại chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương: Cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, có nguyện vọng trở lại đơn vị nơi đi, nhưng đơn vị nơi đi chưa có cơ cấu, số lượng chức danh theo quy hoạch hoặc chưa có nhu cầu, thì trước mắt bố trí trở lại chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương; khi có cơ cấu, số lượng chức danh theo quy hoạch, đơn vị có nhu cầu đề xuất và cán bộ đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định thì sẽ xem xét theo quy định.
4. Bố trí chức vụ thấp hơn chức danh luân chuyển: Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hay không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thì xem xét, bố trí chức vụ thấp hơn chức danh đảm nhiệm trước khi luân chuyển.
5. Cán bộ luân chuyển được xem xét, bố trí công tác phải có thời gian luân chuyển ít nhất 36 tháng đối với một chức danh; trường hợp đặc biệt hoặc quá tuổi bổ nhiệm không quá 06 tháng do yếu tố khách quan, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
...
Như vậy, theo quy định thì cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hay không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thì có thể bị xem xét, bố trí chức vụ thấp hơn chức danh đảm nhiệm trước khi luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.