Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan này có những nhiệm vụ nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Cho tôi hỏi cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan này có những nhiệm vụ nào? Câu hỏi của anh Vĩnh Quang ở Lâm Đồng.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 về Đại hội đại biểu như sau:

Đại hội đại biểu
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu và được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Ban Chấp hành quy định.
3. Khi triệu tập Đại hội, Ban Chấp hành Hội phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời đại biểu dự ít nhất trước 20 (hai mươi) ngày so với ngày dự kiến tổ chức Đại hội.
...

Theo quy định trên, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.

Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)

Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ nào?

Theo khoản 4 Điều 13 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội như sau:

Đại hội đại biểu
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
...

Theo đó, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 4 Điều 13 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội.

Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 13 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội như sau:

Đại hội đại biểu
...
5. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Riêng việc biểu quyết thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội thực hiện theo quy định tại Điều 26 Điều lệ này.

Theo quy định tại Điều 26 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định

Và việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Riêng đối với biểu quyết thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội thì phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

898 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào