Cơ quan đăng ký cư trú có các trách nhiệm gì? Quy định về người làm công tác đăng ký cư trú như thế nào?
Cơ quan đăng ký cư trú có các trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Cư trú 2020 quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú
1. Niêm yết công khai thủ tục hành chính; hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú; công khai địa điểm, số điện thoại hoặc cách thức khác để tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
2. Cập nhật thông tin về cư trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú và bảo mật thông tin về đăng ký cư trú của công dân.
5. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo thẩm quyền.
Như vậy, cơ quan đăng ký cư trú có các trách nhiệm sau:
+ Niêm yết công khai thủ tục hành chính; hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú; công khai địa điểm, số điện thoại hoặc cách thức khác để tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
+ Cập nhật thông tin về cư trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
+ Xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú và bảo mật thông tin về đăng ký cư trú của công dân.
+ Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo thẩm quyền.
Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01) theo quy định mới nhất năm 2023: Tại đây
Cơ quan đăng ký cư trú có các trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Quy định về người làm công tác đăng ký cư trú như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Cư trú 2020 về người làm công tác đăng ký cư trú như sau:
Người làm công tác đăng ký cư trú
1. Người làm công tác đăng ký cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, người làm công tác đăng ký cư trú phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hòa nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó.
Như vậy, người làm công tác đăng ký cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Khi thực hiện nhiệm vụ, người làm công tác đăng ký cư trú phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hòa nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về cư trú?
Căn cứ Điều 32 Luật Cư trú 2020 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cư trú trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú; tổ chức việc đăng ký, quản lý cư trú trên toàn quốc, cập nhật thông tin về cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ quy định về quản lý cư trú trái với quy định của Luật này;
d) Ban hành, in ấn và quản lý tờ khai thay đổi thông tin cư trú và các giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, sổ sách về cư trú;
đ) Trang bị máy móc, phương tiện, thiết bị; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú;
e) Thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú;
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật;
h) Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cư trú theo sự phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương;
b) Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú;
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm về quản lý nhà nước về cư trú như sau:
+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương;
+ Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.