Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân bị mua bán người? Trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì giải quyết thế nào?
- Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân bị mua bán người?
- Người nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân bị mua bán người?
- Trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì giải quyết thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân bị mua bán người?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
- Bộ đội Biên phòng;
- Lực lượng Cảnh sát biển;
- Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Mua bán người
Người nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân bị mua bán người?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
- Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng đồn Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
- Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
- Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp, bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, và 5 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
- Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội, Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7, Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều này áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
- Thủ trưởng Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7 Nghị định, này đối với: nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam tại vùng lãnh thổ, nước sở tại.
Trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì giải quyết thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền ra quyết định bảo vệ ủy thác việc tiến hành các biện pháp bảo vệ cho cơ quan cùng cấp tương đương thuộc địa phận nơi người được bảo vệ cư trú. Cơ quan được ủy thác tiến hành các biện pháp bảo vệ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ theo ủy thác của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.