Cơ quan chủ quản cơ quan báo chí ra văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí khi nào?
Cơ quan chủ quản báo chí có được tự ý bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí hay không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Báo chí 2016 thì quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định như sau:
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:
a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng, cơ quan chủ quản cơ quan báo chí không được tự ý bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí.
Việc bổ nhiệm chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan chủ quản báo chí có được tự ý bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan chủ quản cơ quan báo chí ra văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí khi nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Hướng dẫn 116-HD/BTGTW năm 2023 thì cơ quan chủ quản cơ quan báo chí chỉ ra văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp (10 năm liên tiếp) tại 01 cơ quan báo chí. Nhiệm kỳ tiếp theo chỉ được thực hiện cách thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ hai ít nhất 05 năm.
Thời hạn giao thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí đối với cấp phó người đứng đầu cơ quan báo chí không quá 18 tháng. Lãnh đạo cơ quan chủ quản (không phải là người đứng đầu cơ quan chủ quản) được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan báo chí không quá 12 tháng.
Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, đường lối của Đảng trong các lĩnh vực: Tuyên truyền, lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em... (sau đây gọi chung là lĩnh vực tuyên giáo); đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định tại điều 24 Luật Báo chí 2016 cụ thể như sau:
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
- Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
- Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
- Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
- Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình) theo khoản 1 Điều 23 Luật Báo chí 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.