Cơ quan báo chí để có thể nhập khẩu báo nước ngoài vào Việt Nam cần thực hiện những thủ tục gì theo quy định hiện nay?
- Cơ quan báo chí để có thể nhập khẩu báo nước ngoài vào Việt Nam cần thực hiện những thủ tục gì?
- Cơ quan báo chí Việt Nam có những quyền hạn gì trong hoạt động hợp tác với báo chí nước ngoài?
- Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập văn phòng thường trú tại Việt Nam thì gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Ngoại giao?
Cơ quan báo chí để có thể nhập khẩu báo nước ngoài vào Việt Nam cần thực hiện những thủ tục gì?
Căn cứ Điều 54 Luật Báo chí 2016 quy định về việc xuất khẩu, nhập khẩu báo in như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu báo in
1. Báo in xuất bản hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Việc nhập khẩu báo in được thực hiện thông qua cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
3. Cơ sở nhập khẩu báo in phải đăng ký danh Mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu.
4. Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu báo in phải tổ chức kiểm tra nội dung báo chí nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo in mà mình nhập khẩu.
Theo quy định nêu trên thì cơ quan báo chí để nhập khẩu các loại báo chí nước ngoài vào Việt Nam cần phải thông qua cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Cơ quan báo chí phải đăng ký danh Mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu.
Người đứng đầu cơ quan báo chí phải tổ chức kiểm tra nội dung báo chí nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo in mà mình nhập khẩu.
Cơ quan báo chí có thể nhập khẩu báo nước ngoài vào Việt Nam cần thực hiện những thủ tục gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí Việt Nam có những quyền hạn gì trong hoạt động hợp tác với báo chí nước ngoài?
Căn cứ Điều 55 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền hạn của cơ quan báo chí khi hợp tác với báo chí nước ngoài như sau:
Hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài
1. Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
c) Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
d) Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
đ) Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
2. Cơ quan báo chí thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Sản phẩm báo chí phát hành, truyền dẫn, phát sóng ra nước ngoài quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải có cùng nội dung với sản phẩm đã phát hành, truyền dẫn, phát sóng trong nước, không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này;
b) Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông việc thành lập văn phòng đại diện, danh sách nhân sự của văn phòng đại diện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
c) Cơ quan báo chí hợp tác với nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hợp tác.
Theo đó, khi hợp tác với cơ quan báo chí nước ngoài thì phía cơ quan báo chí Việt Nam sẽ có một số quyền hạn như sau:
- Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
- Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
- Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
- Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
- Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
Cơ quan báo chí thực khi hợp tác với cơ quan báo chí nước ngoài cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
- Sản phẩm báo chí phát hành, truyền dẫn, phát sóng ra nước ngoài phải có cùng nội dung với sản phẩm đã phát hành, truyền dẫn, phát sóng trong nước, không có nội dung vi phạm quy định pháp luật;
- Trường hợp cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông việc thành lập văn phòng đại diện, danh sách nhân sự của văn phòng đại diện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập văn phòng thường trú tại Việt Nam thì gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Ngoại giao?
Căn cứ Điều 56 Luật Báo chí 2016 quy định về việc cơ quan báo chí nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:
Hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
...
4. Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đề nghị lập văn phòng thường trú đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Văn phòng thường trú được đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến sẽ đặt văn phòng thường trú.
Văn phòng thường trú được cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở văn phòng thường trú sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi văn phòng thường trú đề nghị cử phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên thường trú tại địa phương.
...
Như vậy, cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đề nghị lập văn phòng thường trú đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Văn phòng thường trú được đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến sẽ đặt văn phòng thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.