Có phải việc chỉ định cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế sẽ do quốc gia nơi mà điều ước được ký kết trên lãnh thổ nước đó thực hiện không?
- Có phải việc chỉ định cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế sẽ do quốc gia nơi mà điều ước được ký kết trên lãnh thổ nước đó thực hiện không?
- Cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế có chức năng gì?
- Khi xảy ra một bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các chức năng của cơ quan này thì sẽ xử lý như thế nào?
Có phải việc chỉ định cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế sẽ do quốc gia nơi mà điều ước được ký kết trên lãnh thổ nước đó thực hiện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Các cơ quan lưu chiểu các điều ước
1. Việc chỉ định các cơ quan lưu chiểu một điều ước có thể do các quốc gia tham gia đàm phán tiến hành hoặc được ghi trong điều ước hoặc theo một cách khác. Cơ quan lưu chiểu có thể là một hay nhiều quốc gia, một tổ chức quốc tế hay một viên chức hành chính trưởng của tổ chức đó.
2. Các chức năng của cơ quan lưu chiểu một điều ước mang tính chất quốc tế và cơ quan này có nghĩa vụ phải hành động một cách vô tư khi thực hiện các chức năng của mình. Đặc biệt, khi một điều ước không có hiệu lực giữa một số bên, hoặc khi xuất hiện một sự bất đồng giữa một quốc gia với một cơ quan lưu chiểu liên quan đến việc thi hành các chức năng của cơ quan này, sẽ không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đó của cơ quan lưu chiểu.
Như vậy, việc chỉ định cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế sẽ do các quốc gia tham gia đàm phán tiến hành hoặc được ghi trong điều ước hoặc theo một cách khác.
Cơ quan lưu chiểu có thể là một hay nhiều quốc gia, một tổ chức quốc tế hay một viên chức hành chính trưởng của tổ chức đó.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế có chức năng gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chức năng của cơ quan lưu chiểu
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, các chức năng chủ yếu của cơ quan lưu chiểu gồm:
a) Bảo quản văn bản gốc của điều ước và những thư ủy quyền gửi cho cơ quan lưu chiểu;
b) Lập các bản sao có chứng thực đúng như văn bản gốc và lập mọi văn bản khác của điều ước bằng các ngôn ngữ khác nhau do yêu cầu có thể của điều ước và gửi các bản đó cho các bên tham gia và cho các quốc gia có tư cách để trở thành các bên của điều ước;
c) Tiếp nhận mọi chữ ký vào điều ước, tiếp nhận và bảo quản mọi văn kiện, mọi thông báo hay thông tin có liên quan đến điều ước;
d) Kiểm tra xem một chữ ký, hoặc văn kiện, thông báo hay thông tin liên quan đến điều ước có hợp thể thức và đúng hay không và nếu cần thì chỉ ra ví dụ cần lưu ý các quốc gia hữu quan về vấn đề đó;
e) Thông báo cho bên tham gia điều ước và các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước về những văn kiện thông báo và thông tin liên quan đến điều ước;
f) Thông báo cho các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước này và số lượng chữ ký hoặc các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập cần thiết để điều ước có hiệu lực đã được tiếp nhận hoặc lưu chiểu;
g) Đăng ký điều ước tại Ban thư ký của Liên hiệp quốc;
h) Thực hiện các chức năng được quy định trong các điều khoản khác của Công ước này.
...
Như vậy, cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế có chức năng sau đây:
- Bảo quản văn bản gốc của điều ước và những thư ủy quyền gửi cho cơ quan lưu chiểu;
- Lập các bản sao có chứng thực đúng như văn bản gốc và lập mọi văn bản khác của điều ước bằng các ngôn ngữ khác nhau do yêu cầu có thể của điều ước và gửi các bản đó cho các bên tham gia và cho các quốc gia có tư cách để trở thành các bên của điều ước;
- Tiếp nhận mọi chữ ký vào điều ước, tiếp nhận và bảo quản mọi văn kiện, mọi thông báo hay thông tin có liên quan đến điều ước;
- Kiểm tra xem một chữ ký, hoặc văn kiện, thông báo hay thông tin liên quan đến điều ước có hợp thể thức và đúng hay không và nếu cần thì chỉ ra ví dụ cần lưu ý các quốc gia hữu quan về vấn đề đó;
- Thông báo cho bên tham gia điều ước và các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước về những văn kiện thông báo và thông tin liên quan đến điều ước;
- Thông báo cho các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước này và số lượng chữ ký hoặc các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập cần thiết để điều ước có hiệu lực đã được tiếp nhận hoặc lưu chiểu;
- Đăng ký điều ước tại Ban thư ký của Liên hiệp quốc;
- Thực hiện các chức năng được quy định trong các điều khoản khác của Công ước này.
Khi xảy ra một bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các chức năng của cơ quan này thì sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 77 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chức năng của cơ quan lưu chiểu
...
2. Khi xảy ra một bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các chức năng của cơ quan này, thì cơ quan lưu chiểu sẽ phải lưu ý vấn đề đó với các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia điều ước, hoặc khi cần thiết thì lưu ý cơ quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế hữu quan.
Như vậy, khi xảy ra một bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các chức năng của cơ quan này thì cơ quan lưu chiểu sẽ phải lưu ý vấn đề đó với các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia điều ước, hoặc khi cần thiết thì lưu ý cơ quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế hữu quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.