Có phải thực hiện trưng cầu giám định về tiền lãi trong vụ án cho vay nặng lãi theo quy định hiện nay hay không?

Cho tôi hỏi trong một vụ án cho vay nặng lãi thì có cần thiết tiến hành trưng cầu giám định để xác định số tiền lãi trong vụ án đó hay không? Cá nhân tiến hành trưng cầu giám định có được phép giữ bí mật thông tin không? Câu hỏi của anh Phú từ TP.HCM

Cá nhân được trưng cầu giám định có quyền giữ bí mật thông tin hay không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về nguyên tắc thực hiện trưng cầu giám định như sau:

Nguyên tắc trưng cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định
...
5. Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định phải giữ bí mật, không được tiết lộ nội dung thông tin, tài liệu, kết luận giám định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền.
Không được lạm dụng việc trưng cầu, thực hiện, đánh giá, sử dụng kết luận giám định để gây cản trở quá trình giải quyết vụ án, vụ việc hoặc làm ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan của việc giải quyết vụ án, vụ việc.

Theo đó, cá nhân được trưng cầu giám định được quyền giữ bí mật thông tin và phải đảm bảo không được tiết lộ nội dung thông tin, tài liệu, kết luận giám định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền.

Có phải thực hiện trưng cầu giám định về tiền lãi trong vụ án cho vay nặng lãi theo quy định hiện nay hay không?

Có phải thực hiện trưng cầu giám định về tiền lãi trong vụ án cho vay nặng lãi theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)

Việc trưng cầu giám định bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định gồm:

(1) Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

(2) Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

(3) Nguyên nhân chết người;

(4) Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

(5) Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

(6) Mức độ ô nhiễm môi trường.

Có phải thực hiện trưng cầu giám định về tiền lãi trong vụ án cho vay nặng lãi hay không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định như sau:

Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định
Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch này, bao gồm:
1. Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;
2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
3. Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;
4. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm:
a) Về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án;
b) Về đấu thầu;
c) Về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán;
d) Về quản lý vốn đầu tư như: Tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ;
đ) Hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
5. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây:
a) Tiền lãi suất ngân hàng của khoản tiền đã tạm ứng vốn mà sử dụng khoản tiền này không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc làm mất vốn đầu tư;
b) Tiền lãi suất ngân hàng của các khoản đầu tư cho vay, ủy thác hoặc điều chuyển vốn, sử dụng vốn không đúng quy định của pháp luật gây thất thoát, lãng phí;
c) Khoản chi phí phát sinh về tiền lãi vay của khoản vốn đã đầu tư và các chi phí khác đối với dự án kể từ khi dự án ngừng thi công hoặc ngừng hoạt động;
d) Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên so với tổng mức đầu tư ban đầu mà nguyên nhân do có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
6. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực khác khi xét thấy cần thiết”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc xác định tiền lãi trong vụ án cho vay nặng lãi này không thuộc trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp hay trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

898 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào