Có phải thực hiện thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi nhận được yêu cầu khách hàng không? Trách nhiệm của các bên sau khi có kết quả là gì?
- Có phải thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi nhận được yêu cầu khách hàng không?
- Khách hàng muốn thực hiện thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi có sự nghi ngờ chất lượng thì cần làm như thế nào?
- Trách nhiệm của các bên sau khi có kết quả thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối là gì?
Có phải thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi nhận được yêu cầu khách hàng không?
Có phải thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi nhận được yêu cầu khách hàng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 93 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trường hợp thí nghiệm đột xuất thiết bị trên lưới điện phân phối như sau:
Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
1. Thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phân phối.
Thời hạn thí nghiệm định kỳ được thực hiện theo quy định hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Trường hợp không có quy định hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất thì thời hạn thí nghiệm định kỳ do đơn vị sở hữu thiết bị quyết định nhưng không quá 03 năm.
Nội dung thí nghiệm định kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Trường hợp không có hướng dẫn của nhà sản xuất thì thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra định kỳ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
2. Thí nghiệm đột xuất thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp:
a) Để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy và ổn định hệ thống điện phân phối;
b) Theo yêu cầu của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối khi có nghi ngờ chất lượng cung cấp điện trên lưới điện phân phối vi phạm các quy định tại Chương II Thông tư này hoặc cam kết trong Thỏa thuận đấu nối;
c) Theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện khi có nghi ngờ thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối gây ảnh hưởng xấu đến lưới điện phân phối.
Theo đó, trường hợp khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có nghi ngờ chất lượng cung cấp điện trên lưới điện phân phối vi phạm các quy định pháp luật hoạc cam kết trong Thỏa thuận đấu nối giữ hai bên và có yêu cầu thực hiện thí nghiệm thì đơn vị phân phối điện phải thực hiện thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối.
Khách hàng muốn thực hiện thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối khi có sự nghi ngờ chất lượng thì cần làm như thế nào?
Căn cứ Điều 97 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trình tự thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối theo đề nghị của Khách hàng như sau:
Trình tự thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
1. Thí nghiệm trên lưới điện phân phối theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 93 Thông tư này
a) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải gửi văn bản yêu cầu thí nghiệm cho Đơn vị phân phối điện, bao gồm các nội dung sau đây:
- Mục đích, lý do yêu cầu thí nghiệm;
- Hạng mục và nội dung thí nghiệm.
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thí nghiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm trả lời yêu cầu thí nghiệm của khách hàng;
c) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thống nhất cách thức thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu trước khi tổ chức thí nghiệm;
d) Kết quả thí nghiệm được bên tổ chức thí nghiệm gửi cho bên còn lại.
...
Như vậy, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có nghi ngờ chất lượng cung cấp điện trên lưới điện phân phối thì cần gửi văn bản yêu cầu thí nghiệm cho Đơn vị phân phối điện, văn bản phải nêu rõ mục đích, lý do yêu cầu thí nghiệm và hạng mục, nội dung thí nghiệm.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thí nghiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm trả lời yêu cầu thí nghiệm của khách hàng.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thống nhất cách thức thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu trước khi tổ chức thí nghiệm.
Sau khi thực hiện thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối thì kết quả thí nghiệm sẽ được tổ chức thí nghiệm gửi cho bên còn lại.
Trách nhiệm của các bên sau khi có kết quả thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối là gì?
Căn cứ Điều 98 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm như sau:
Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
1. Đơn vị phân phối điện phải điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị trên lưới điện phân phối thuộc sở hữu và quản lý vận hành không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trong thời hạn thoả thuận với Đơn vị phân phối điện trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị thuộc sở hữu và quản lý vận hành của khách hàng không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy hệ thống điện của đơn vị phân phối điện không đảm bảo thì đơn vị phải điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị trên lưới điện phân phối thuộc sở hữu và quản lý vận hành không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
Trường hợp chất lượng hệ thống điện bị ảnh hưởng do phía khách hàng thì khách hàng phải điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trong thời hạn thoả thuận với Đơn vị phân phối điện trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị thuộc sở hữu và quản lý vận hành của khách hàng không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.