Có phải thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại Ủy ban nhân dân xã theo hợp đồng lao động hay không?

TCho tôi hỏi tôi đang làm kế toán tại một UBND xã, tại đơn vị tôi có một người đang làm việc theo hợp đồng lao động, tôi có trích một phần tiền lương của người này để đóng bảo hiểm xã hội nhưng cơ quan BHXH không thu. Vậy người làm việc theo hợp đồng lao động không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội có phải không? Câu hỏi của chị Huệ từ Kiên Giang.

Có phải thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại Ủy ban nhân dân xã theo hợp đồng lao động hay không?

Căn cứ điểm a khoản 5 Công văn 4407/BHXH-BT năm 2014 quy định về việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã ký hợp đồng lao động như sau:

5. Về thực hiện BHXH đối với người lao động do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã ký HĐLĐ
Căn cứ Điểm c, Mục 3 Công văn số 2845/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ (đính kèm) thì ở cấp xã không có đối tượng là người làm việc theo chế độ HĐLĐ; các trường hợp đã ký HĐLĐ với UBND cấp xã trước đây thực hiện chế độ BHXH như những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
a) Cơ quan BHXH tỉnh, huyện báo cáo UBND cùng cấp ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2845/BNV-CCVC để chỉ đạo UBND cấp xã chậm nhất đến ngày 31/12/2014 phải chấm dứt HĐLĐ đối với những người lao động đang làm việc theo HĐLĐ để thực hiện thủ tục dừng đóng BHXH bắt buộc theo quy định; các đối tượng này được tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện nếu có nhu cầu theo đúng quy định của Luật BHXH. Thời gian đã đóng BHXH bắt buộc của các đối tượng nêu trên được bảo lưu làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Kể từ ngày 01/01/2015, cơ quan BHXH không thu BHXH bắt buộc đối với mọi trường hợp ký HĐLĐ với UBND cấp xã.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại Ủy ban nhân dân xã không thuộc đối tượng phải thu bảo hiểm xã hội.

Nếu muốn đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Có phải thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại Ủy ban nhân dân xã theo hợp đồng lao động hay không?

Có phải thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại Ủy ban nhân dân xã theo hợp đồng lao động hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
...

Theo đó, người lao động có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo các phương thức sau:

- Đóng hằng tháng;

- Đóng 03 tháng một lần;

- Đóng 06 tháng một lần;

- Đóng 12 tháng một lần;

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện này mà người lao động phải đóng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng của bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
...

Từ những quy định trên thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,407 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào