Có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định nếu các bên đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng không?
- Các bên đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong vụ án hành chính thực hiện như thế nào?
- Tổ chức thực hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định với đương sự trong vụ án hành chính không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định khi nào?
Các bên đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
Căn cứ theo Điều 14 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
2. Trong trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì các bên cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định như sau:
Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
Người yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận ra quyết định trưng cầu giám định có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, bao gồm:
1. Đương sự trong vụ việc dân sự;
2. Đương sự trong vụ án hành chính.
Theo quy định trên, người yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận ra quyết định trưng cầu giám định có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định có bao gồm đương sự trong vụ án hành chính.
Đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định.
Trong trường hợp các bên đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì các bên cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012.
Yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định? (Hình từ Internet)
Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong vụ án hành chính thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:
Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của Tòa án, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải thông báo cho Tòa án biết về số tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, Tòa án có trách nhiệm thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí giám định cho người yêu cầu giám định biết để họ đến Tòa án nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí giám định, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của Tòa án, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải thông báo cho Tòa án biết về số tiền tạm ứng chi phí giám định.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, Tòa án có trách nhiệm thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí giám định cho đương sự trong vụ án hành chính biết để họ đến Tòa án nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí giám định, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Tổ chức thực hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định với đương sự trong vụ án hành chính không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thời hạn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:
Thời hạn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn sau đây:
a) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày;
b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định không chấp nhận đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định hoặc quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định quy định tại Điều 17 và Điều 19 của Pháp lệnh này.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định khi nhận được thông báo của Tòa án về việc người yêu cầu giám định không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Theo quy định trên thì đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn theo quy định cụ thể trên.
Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định khi nhận được thông báo của Tòa án về việc đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu giám định không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.