Có phải làm lại căn cước công dân ở tuổi 25 không? Khi nào thì phải đổi sang căn cước công dân mới?

Tôi năm nay 23 tuổi. Đã làm chứng minh nhân dân vào năm 15 tuổi. Vài năm gần đây, khi tất cả mọi người chuyển sang sử dụng căn cước công dân mới thì tôi vẫn sử dụng chứng minh nhân dân cũ. Theo như tôi được biết thì chứng minh nhân dân có thời hạn 15 năm. Trong trường hợp của tôi thì có phải chuyển sang căn cước công dân mới không? Và khi nào thì phải đổi sang căn cước công dân mới? Nếu không đổi sang căn cước công dân mới thì có bị phạt không? Và mức phạt là bao nhiêu? - Câu hỏi của bạn Thương đến từ Đắk Nông.

Khi nào thì phải đổi sang căn cước công dân mới?

Căn cứ vào Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Như quy định trên, thì chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (tức là ngày 01 tháng 01 năm 2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Các trường hợp công dân đã được cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang cước công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Căn cước công dân, chứng minh nhân dân sẽ còn hiệu lực khi:

+ Không thuộc các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035.

Tải về mẫu tờ khai căn cước công dân mới nhất 2023: Tại Đây

Căn cước công dân

Căn cước công dân (Hình từ Internet)

Độ tuổi nào thì phải đổi sang căn cước công dân mới?

Căn cứ vào quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo."

Theo như quy định đã nêu ở trên, thì độ tuổi phải đổi sang căn cước công dân mới là khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu trước những độ tuổi này, công dân có làm căn cước công dân mới ví dụ năm 23 tuổi công dân làm căn cước công dân mới thì khi công dân 25 tuổi vẫn phải đổi sang căn cước công dân mới theo quy định.

Nếu không đổi sang căn cước công dân mới thì có bị phạt không? Và mức phạt là bao nhiêu?

Nếu như đến độ tuổi đổi căn cước công dân mà công dân không thực hiện thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
22,692 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào