Có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi sai số chứng minh nhân dân không? Có được bảo lưu khi không rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi sai số chứng minh nhân dân không?
Căn cứ theo quy định Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 quy định:
"Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN."
Bên cạnh đó, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH"
Như vậy, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội chỉ dành cho trường hợp bị mất, hỏng, hoặc thay đổi họ, tên, ngày sinh, quốc tịch,..Nên khi có sai sót về số CMND thì bạn không cần phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, việc cơ quan bảo hiểm xã hội không tiếp nhận hồ sơ của bạn do sai sót về số CMND là không phù hợp. Bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn nộp hồ sơ để yêu cầu giải quyết quyền lợi.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi sai số chứng minh nhân dân không? (Hình từ Internet)
Có được bảo lưu khi không rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, khi bạn nghỉ việc mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu.
Khi nào bạn có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc đủ điều kiện hưởng lương hưu thì bạn sẽ được tính quyền lợi trên tổng số thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ rút bảo hiểm một lần như sau:
"Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này."
Như vậy, để rút bảo hiểm xã hội 1 lần bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.