Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ không?

Cho tôi hỏi: Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ? Khi áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế đối với trẻ em không có cha mẹ thì người đăng ký nhận chăm sóc thay thế phải đăng ký với cơ quan nào? Chị T.Y (Trà Vinh).

Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ?

Điều kiện chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 63 Luật Trẻ em 2016, theo đó:

Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Theo đó, điều kiện chăm sóc thay thế đối với trẻ theo quy định trên vẫn có trường hợp trẻ còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em.

Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cả cha và mẹ?

Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cả cha và mẹ? (Hình từ Internet)

Khi áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế đối với trẻ em không có cha mẹ thì người đăng ký nhận chăm sóc thay thế phải đăng ký với cơ quan nào?

Đăng ký nhận chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 65 Luật Trẻ em 2016, theo đó:

Đăng ký nhận chăm sóc thay thế
1. Cá nhân, gia đình có nguyện vọng và đủ Điều kiện nhận trẻ em về chăm sóc thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế có đủ Điều kiện và gửi đến cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện.
3. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý danh sách, Điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trên địa bàn khi có trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế.
4. Người thân thích của trẻ em khi nhận chăm sóc thay thế không phải đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao chăm sóc thay thế.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký, lập danh sách, Điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Theo đó, cá nhân, gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận trẻ em về chăm sóc thay thế theo quy định thì đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Do đó, khi có nguyện vọng đăng ký nhận chăm sóc thay thế trẻ em thì người có nguyện vọng đăng ký sẽ đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Khi nào thì biện pháp chăm sóc thay thế đối với trẻ em không có cha mẹ bị chấm dứt?

Chấm dứt việc chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 69 Luật Trẻ em 2016, theo đó:

Chấm dứt việc chăm sóc thay thế
1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này;
b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
2. Trường hợp cá nhân hoặc thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế xâm hại trẻ em thì phải chuyển ngay trẻ em ra khỏi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Trường hợp trẻ em muốn chấm dứt việc chăm sóc thay thế, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm xem xét để quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
4. Người ra quyết định chăm sóc thay thế có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế.

Như vậy, sau khi trẻ em được nhận chăm sóc thay thế thì việc chấm dứt thay thế sẽ chấm dứt trong những trường hợp được quy định nêu trên bao gồm: người chăm sóc thay thế không còn đủ điều kiện chăm sóc thay thế trẻ em đó hoặc vi phạm quy định về chế độ bảo vệ chăm sóc trẻ em, khi họ đề nghị chấm dứt việc nhận chăm sóc đó...

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

704 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào