Có những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp?
- Có những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp?
- Đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước là đơn vị nào?
- Cục Bồi thường nhà nước tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác định cơ quan giải quyết bồi thường thông qua hình thức nào?
Có những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định về nội dung phối hợp như sau:
Nội dung phối hợp
1. Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp, bao gồm:
a) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Phục hồi danh dự.
2. Thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Thực hiện một số nhiệm vụ khác về công tác bồi thường nhà nước.
Như vậy, những thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp bao gồm:
(1) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
(2) Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
(3) Phục hồi danh dự.
Có những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp? (Hình từ Internet)
Đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước là đơn vị nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định nguyên tắc, trách nhiệm phối hợp như sau:
Nguyên tắc, trách nhiệm phối hợp
...
2. Trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp như sau:
a) Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị đầu mối thực hiện, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp.
b) Đơn vị chủ trì chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Quy chế này và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực bồi thường nhà nước.
c) Đơn vị phối hợp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời với đơn vị chủ trì để thực hiện các nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Quy chế này và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực bồi thường nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị đầu mối thực hiện, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp.
Cục Bồi thường nhà nước tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác định cơ quan giải quyết bồi thường thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này.
2. Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác định cơ quan giải quyết bồi thường thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc từ các đơn vị thuộc Bộ chuyển hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp bảo đảm quy định về tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
b) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước thực hiện thủ tục xác định cơ quan giải quyết bồi thường và ký các văn bản trong quá trình thực hiện thủ tục xác định cơ quan giải quyết bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, Cục Bồi thường nhà nước tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác định cơ quan giải quyết bồi thường thông qua 03 hình thức sau đây:
(1) Dịch vụ bưu chính;
(2) Trực tiếp tại Bộ phận một cửa;
(3) Từ các đơn vị thuộc Bộ chuyển đến;
(4) Tiếp nhận trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.