Có những phương thức mua hàng dự trữ quốc gia nào? Mỗi trường hợp được quy định cụ thể như thế nào?
Có những phương thức mua hàng dự trữ quốc gia nào?
Có những phương thức mua hàng dự trữ quốc gia nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Dự trữ quốc gia 2012, các phương thức mua hàng dự trữ quốc gia gồm:
- Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.
Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
(1) Việc mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu được quy định tại Điều 41 Luật Dự trữ quốc gia 2012 gồm các hình thức như sau:
- Đấu thầu rộng rãi;
- Mua sắm trực tiếp;
- Chào hàng cạnh tranh;
- Chỉ định thầu.
Trong đó, đối với hình thức chỉ định thầu, khoản 2 Điều 41, Điều 42 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định như sau:
* Các trường hợp chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phải bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Trường hợp không thể áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh do tính chất đột xuất, cấp bách, yêu cầu thời vụ, thời điểm đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia là thuốc phòng, chống dịch bệnh, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng.
* Điều kiện chỉ định thầu: Các trường hợp chỉ định thầu được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Dự trữ quốc gia 2012 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trong kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia được giao;
b) Có kế hoạch chỉ định thầu được phê duyệt;
c) Có dự toán được duyệt theo quy định;
d) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng.
- Việc chỉ định thầu phải tiến hành chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, tính chất phức tạp thì không quá 60 ngày.
(2) Thẩm quyền trong đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia: khoản 2 Điều 13 Thông tư 89/2015/TT-BTC
a) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý:
- Người có thẩm quyền là thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn quản lý hàng dự trữ quốc gia để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý:
- Người có thẩm quyền là Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước căn cứ năng lực chuyên môn tổ chức bộ máy để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
(3) Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 89/2015/TT-BTC, trình tự, thủ tục tổ chức đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định Luật Đấu thầu, Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Đối với mua hàng dự trữ quốc gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về mua sắm hàng hóa, tài sản trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Mua hàng dự trữ quốc gia theo theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
Phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được quy định tại Điều 43 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
(1) Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng chỉ được áp dụng trong trường hợp mua thóc dự trữ quốc gia. Cụ thể, Điều 14 Thông tư 89/2015/TT-BTC quy định như sau:
a) Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được áp dụng đối với mua thóc dự trữ quốc gia.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.
c) Trình tự, thủ tục mua thóc
- Căn cứ nhiệm vụ mua thóc dự trữ quốc gia được giao, niên vụ, thời gian thu hoạch trên từng địa phương, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt. Kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung:
+ Số lượng, chất lượng và địa điểm mua thóc;
+ Giá mua thóc: Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực căn cứ vào chất lượng thóc mua, giá thị trường tại thời điểm, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt giá mua cụ thể nhưng không vượt quá mức giá mua tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
+ Thời gian đăng tin về kế hoạch mua thóc, thời gian mở kho, thời hạn kết thúc mua thóc.
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thông báo công khai trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua thóc được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức triển khai thực hiện mua đủ số lượng, chất lượng thóc mua phải đảm bảo theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước về việc thực hiện kế hoạch mua thóc của mình.
(2) Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng thực hiện như sau:
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng trình Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách phê duyệt;
b) Xác định số lượng, chất lượng, chủng loại thóc mua; địa điểm mua; thời hạn mua; giá mua;
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua; tổ chức thực hiện mua theo đúng kế hoạch và giá niêm yết.
Như vậy, việc mua hàng dự trữ quốc gia được thực hiện thông qua hai phương thức là mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu và mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng, cụ thể thực hiện được quy định tại pháp luật về mua bán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.