Có những phương pháp nào để xác định độ cứng cao su lưu hóa? Việc thử độ cứng cao su lưu hóa phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Phương pháp xác định độ cứng cao su lưu hóa được quy định như thế nào?
Phương pháp xác định độ cứng của cao su lưu hóa được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD), cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp xác định độ cứng của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo trên bề mặt phẳng (các phương pháp độ cứng tiêu chuẩn) và bốn phương pháp xác định độ cứng biểu kiến của bề mặt cong (các phương pháp độ cứng biểu kiến). Độ cứng được biểu thị trong Độ cứng cao su quốc tế (IRHD). Các phương pháp này bao gồm dải độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD.
Những phương pháp này khác biệt căn bản về đường kính của bi ấn lõm và độ lớn của lực ấn lõm, chúng được chọn để phù hợp với ứng dụng cụ thể. Dải ứng dụng của từng phương pháp được chỉ ra trong Hình 1.
Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp xác định độ cứng bằng dụng cụ đo độ cứng bỏ túi được mô tả trong TCVN 1595-2 (ISO 7619-2).
Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp xác định độ cứng tiêu chuẩn.
- Phương pháp N (phép thử thông thường) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
- Phương pháp H (phép thử độ cứng cao) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 85 IRHD đến 100 IRHD.
- Phương pháp L (phép thử độ cứng thấp) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 10 IRHD đến 35 IRHD.
- Phương pháp M (phép thử micro) về cơ bản là phiên bản thu nhỏ của phép thử thông thường N, cho phép thử nghiệm các mẫu thử nhỏ hơn và mỏng hơn. Nó thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị của độ cứng nhận được bởi phương pháp N trong dải từ 85 IRHD đến 95 IRHD và 30 IRHD đến 35 IRHD có thể không phù hợp chính xác với giá trị nhận được khi sử dụng phương pháp H hoặc phương pháp L. Sự khác biệt thường không đáng kể cho mục đích kỹ thuật.
CHÚ THÍCH 2: Do các tác động bề mặt khác nhau trong cao su và khả năng thô ráp bề mặt nhẹ (ví dụ như được sản xuất bằng mài bóng), phép thử micro có thể không đưa lại kết quả phù hợp với kết quả đạt được bằng phép thử thông thường.
Tiêu chuẩn này cũng quy định bốn phương pháp CN, CH, CL và CM để xác định độ cứng biểu kiến của bề mặt cong. Những phương pháp này là sự sửa đổi của những phương pháp N, H, L và M, và được sử dụng khi bề mặt cao su được thử nghiệm là bề mặt cong mà trong trường hợp này có hai khả năng:
...
Theo đó, việc xác định độ cứng của cao su lưu hóa được thực hiện bằng bốn phương pháp sau:
- Phương pháp N (phép thử thông thường) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
- Phương pháp H (phép thử độ cứng cao) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 85 IRHD đến 100 IRHD.
- Phương pháp L (phép thử độ cứng thấp) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 10 IRHD đến 35 IRHD.
- Phương pháp M (phép thử micro) về cơ bản là phiên bản thu nhỏ của phép thử thông thường N, cho phép thử nghiệm các mẫu thử nhỏ hơn và mỏng hơn. Nó thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
Có những phương pháp nào để xác định độ cứng cao su lưu hóa? Việc thử độ cứng cao su lưu hóa phải đảm bảo nguyên tắc gì? (hình từ internet)
Việc thử độ cứng cao su lưu hóa phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc xác định độ cứng của cao su lưu hóa được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD), cụ thể như sau:
4. Nguyên tắc
Phép thử độ cứng là phép đo đo sự chênh lệch giữa các độ sâu ấn lõm của viên bi vào trong cao su dưới một lực tiếp xúc nhỏ và lực (ấn lõm) lớn. Từ sự chênh lệch này, được nhân lên khi sử dụng phép thử micro với hệ số thang đo 6, độ cứng tính bằng IRHD theo giá trị từ Bảng 3 đến Bảng 5 hoặc từ các biểu đồ được dựa trên những bảng này hoặc từ thang chia, biểu thị theo đơn vị IRHD, được tính từ các bảng và phù hợp với dụng cụ đo ấn lõm. Những bảng và đường cong này xuất phát từ mối liên hệ thực nghiệm giữa độ sâu ấn lõm và độ cứng được nêu trong Phụ lục A.
Như vậy, việc thử độ cứng cao su lưu hóa phải đảm bảo nguyên tắc nêu trên.
Báo cáo thử nghiệm cao su lưu hóa gồm những nội dung gì?
Nội dung báo cáo thử nghiệm cao su lưu hóa được quy định tại Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD), cụ thể như sau:
14. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010);
b) chi tiết mẫu thử:
1) kích thước mẫu thử,
2) số lượng lớp và độ dày của lớp mỏng nhất,
3) trong trường hợp mẫu thử có hình dáng cong hoặc không theo quy tắc, mô tả mẫu thử,
4) phương pháp chuẩn bị mẫu thử từ mẫu, ví dụ được đúc khuôn, đánh bóng, cắt rời,
5) chi tiết hỗn hợp cao su và sự lưu hóa, khi thích hợp;
c) phương pháp thử:
1) phương pháp được sử dụng,
2) đối với mẫu thử cong, cách mẫu thử được lắp;
d) chi tiết thử nghiệm:
1) thời gian và nhiệt độ ổn định trước khi thử nghiệm,
2) nhiệt độ thử nghiệm và độ ẩm tương đối, nếu cần thiết,
3) bất kỳ sai lệch so với quy trình quy định;
e) kết quả thử nghiệm:
1) số lượng mẫu thử,
2) các kết quả thử nghiệm riêng rẽ,
3) trung bình của kết quả riêng rẽ, được biểu thị như trong Điều 12;
f) ngày thử nghiệm.
Theo quy định này thì báo cáo thử nghiệm cao su lưu hóa phải gồm những nội dung sau:
- Viện dẫn TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010);
- Chi tiết mẫu thử
- Phương pháp thử:
- Chi tiết thử nghiệm:
- Kết quả thử nghiệm:
- Ngày thử nghiệm.
CẢNH BÁO: Những người sử dụng TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010) phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
CHÚ Ý: Một số qui trình quy định trong TCVN 9810:2013 (ISO 48:2010) có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo ra các chất hoặc chất thải, điều này có thể gây ra mối nguy hại cho môi trường địa phương. Nên tham khảo các tài liệu thích hợp về xử lý an toàn và thải bỏ sau khi sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.