Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Trường hợp công chức được Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cử đi học lý luận chính trị hệ không tập trung thì căn cứ vào đâu để đánh giá xếp loại?
- Công chức tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về mức đánh giá xếp loại và mức hưởng thu nhập bổ sung như sau:
Mức đánh giá, xếp loại và mức hưởng thu nhập bổ sung
1. Đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh được đánh giá và xếp theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.
2. Phòng nghiệp vụ và BHXH huyện đánh giá và xếp loại theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.
3. Công chức, viên chức được xếp theo 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A), Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B), Hoàn thành nhiệm vụ (C), Không hoàn thành nhiệm vụ (D) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1,3; 1; 0,7; 0. Loại D và các trường hợp không xếp loại không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung.
4. Các trường hợp công chức, viên chức không đánh giá, xếp loại được quy định riêng tại Điều 10 Quyết định này.
Như vậy, theo quy định thì công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đánh giá xếp loại theo 4 mức sau:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A);
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B);
(3) Hoàn thành nhiệm vụ (C);
(4) Không hoàn thành nhiệm vụ (D).
Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam? (Hình từ Internet)
Trường hợp công chức được Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cử đi học lý luận chính trị hệ không tập trung thì căn cứ vào đâu để đánh giá xếp loại?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức đi học như sau:
Đánh giá, xếp loại công chức, viên chức đi học
1. Công chức, viên chức được Tổng Giám đốc, Giám đốc BHXH tỉnh cử đi học lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cao học, nghiên cứu sinh hệ không tập trung vẫn đảm nhiệm công việc của cơ quan thì căn cứ vào kết quả học tập và kết quả hoàn thành công việc để đánh giá, xếp loại. Trường hợp được cử đi học cao học, nghiên cứu sinh hệ không tập trung thì xếp cao nhất loại B.
2. Công chức, viên chức được cử đi học (các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ,....) theo yêu cầu của cơ quan, vẫn tranh thủ ngoài giờ học để giải quyết công việc thì căn cứ vào kết quả học tập và kết quả hoàn thành công việc để đánh giá, xếp loại. Trường hợp đi học trên 30 ngày làm việc trong quý thì xếp cao nhất loại B.
3. Công chức, viên chức được cử đi học tập trung, thoát ly công việc cơ quan trên 30 ngày làm việc thì căn cứ vào kết quả học tập để đánh giá, xếp loại (cao nhất là xếp loại B).
Trường hợp khi chưa có kết quả học tập, tạm thời xếp loại B và khi có kết quả học tập sẽ điều chỉnh xếp loại.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức được Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cử đi học lý luận chính trị hệ không tập trung nhưng vẫn đảm nhiệm công việc của cơ quan thì căn cứ vào kết quả học tập và kết quả hoàn thành công việc để đánh giá, xếp loại.
Công chức tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
...
2. Một số quy định cụ thể:
2.1. Một số trường hợp xếp loại D (không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung):
- Vi phạm quy trình chuyên môn nghiệp vụ, để xảy ra sai sót trong xử lý nghiệp vụ, trong tham mưu, chỉ đạo, quản lý điều hành và chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Ngành, cơ quan, đơn vị,...
- Hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình.
- Phối hợp với đồng nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý công việc kém hiệu quả.
- Tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý hoặc nghỉ có lý do được Thủ trưởng đơn vị đồng ý quá 20 ngày làm việc trong quý, kể cả nghỉ phép (trừ trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động).
2.2. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì xếp loại D; Thời hạn xếp loại D do bị xử lý kỷ luật tương đương thời hạn nâng lương bị kéo dài và được thực hiện từ quý Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý thì bị đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (D). Trừ trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.