Có những hình thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Có những hình thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Cán bộ đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì?
- Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận, cập nhật thông tin nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao?
Có những hình thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ Điều 8 Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5445/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định về hình thức theo dõi, đôn đốc như sau:
Hình thức theo dõi, đôn đốc
1. Thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi của Chính phủ.
2. Thông qua báo cáo định kỳ, đột xuất.
3. Qua làm việc, trao đổi trực tiếp.
4. Qua điện thoại, thư điện tử công vụ, fax,,..
Như vậy, theo quy định, hình thức theo dõi, đôn đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
(1) Thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi của Chính phủ.
(2) Thông qua báo cáo định kỳ, đột xuất.
(3) Qua làm việc, trao đổi trực tiếp.
(4) Qua điện thoại, thư điện tử công vụ, fax,,..
Có những hình thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Cán bộ đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5445/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định về việc phân công cán bộ đầu mối theo dõi như sau:
Phân công cán bộ đầu mối theo dõi
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phân công cán bộ làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cán bộ đầu mối có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Lập danh mục riêng của đơn vị theo dõi việc tiếp nhận và xử lý các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã được lãnh đạo Bộ phân công;
b) Báo cáo lãnh đạo đơn vị về nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị mình để lãnh đạo phân công người thực hiện;
c) Cập nhật tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định tại Quy chế này;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
Như vậy, theo quy định thì cán bộ đầu mối có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Lập danh mục riêng của đơn vị theo dõi việc tiếp nhận và xử lý các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã được lãnh đạo Bộ phân công;
(2) Báo cáo lãnh đạo đơn vị về nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị mình để lãnh đạo phân công người thực hiện;
(3) Cập nhật tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định tại Quy chế này;
(4) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận, cập nhật thông tin nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5445/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định trách nhiệm và quy trình tiếp nhận, cập nhật thông tin nhiệm vụ được giao như sau:
Trách nhiệm và quy trình tiếp nhận, cập nhật thông tin nhiệm vụ được giao
1. Đối với Văn phòng Bộ:
a) Tiếp nhận các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ chuyển đến trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi;
b) Trên cơ sở phân công của lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm phân loại và chuyển nhiệm vụ tới đơn vị được giao thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ giao đơn vị thực hiện;
c) Trường hợp nhiệm vụ được giao có nội dung chưa chính xác hoặc không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, sau khi có ý kiến của các đơn vị chuyên môn, Văn phòng Bộ kiểm tra và chuyển trả lại Văn phòng Chính phủ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và trong việc cập nhật thông tin tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ
a) Tiếp nhận các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Bộ chuyển đến và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định;
b) Trường hợp nội dung nhiệm vụ được chuyển đến chưa chính xác hoặc không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình, các đơn vị trao đổi, nêu rõ lý do và chuyển lại Văn phòng Bộ;
c) Cập nhật thông tin tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
Như vậy, trong việc tiếp nhận, cập nhật thông tin nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thì Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tiếp nhận các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ chuyển đến trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi;
(2) Trên cơ sở phân công của lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm phân loại và chuyển nhiệm vụ tới đơn vị được giao thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ giao đơn vị thực hiện;
(3) Trường hợp nhiệm vụ được giao có nội dung chưa chính xác hoặc không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, sau khi có ý kiến của các đơn vị chuyên môn, Văn phòng Bộ kiểm tra và chuyển trả lại Văn phòng Chính phủ;
(4) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và trong việc cập nhật thông tin tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.