Có những hình thức kỷ luật nào đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Có những hình thức kỷ luật nào đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang trong thời gian nghỉ việc riêng thì có xem xét, xử lý kỷ luật không?
- Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với Kiểm soát viên trong trường hợp nào?
Có những hình thức kỷ luật nào đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Hình thức kỷ luật đối với Kiểm soát viên được quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, 04 hình thức kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Có những hình thức kỷ luật nào đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang trong thời gian nghỉ việc riêng thì có xem xét, xử lý kỷ luật không?
Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang trong thời gian nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với Kiểm soát viên trong trường hợp nào?
Các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách được quy định tại Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với Kiểm soát viên có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
(2) Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
(3) Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền;
Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
(4) Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
(5) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
(6) Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(7) Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
(8) Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
(9) Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.