Có những biện pháp bảo đảm tiền vay nào trong các hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Có những biện pháp bảo đảm tiền vay nào trong các hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế Bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay như sau:
Biện pháp bảo đảm tiền vay
NHPT có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay như sau:
1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
2. Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản);
3. Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản);
4. Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh).
5. Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Phát triển có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay như sau:
(1) Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
(2) Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba;
(3) Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba;
(4) Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba;
(5) Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật.
Có những biện pháp bảo đảm tiền vay nào trong các hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Tài sản được dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế Bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
Điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay
Tài sản bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm.
Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành.
2. Tài sản bảo đảm được phép giao dịch;
3. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào;
4. Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản;
5. Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật, trường hợp khác do Tổng giám đốc NHPT quyết định.
Như vậy, theo quy định thì tài sản bảo đảm tiền vay phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm.
Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành.
(2) Tài sản bảo đảm được phép giao dịch;
(3) Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào;
(4) Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản;
(5) Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật, trường hợp khác do Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển quyết định.
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm tiền vay cho nhiều khoản vay tại Ngân hàng Phát triển không?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế Bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về phạm vi bảo đảm tiền vay như sau:
Phạm vi bảo đảm tiền vay
1. Khi vay vốn hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khách hàng được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay hoặc bảo đảm cho bảo lãnh (gọi chung là bảo đảm tiền vay). Nếu tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay thì khách hàng phải dùng tài sản hợp pháp khác của mình hoặc tài sản của người thứ ba để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% số vốn vay hoặc số vốn được bảo lãnh.
2. Trường hợp khách hàng khi vay vốn tín dụng xuất khẩu được NHPT chấp thuận bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba thì mức bảo lãnh tối thiểu bằng mức vốn vay.
3. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm tiền vay cho một hoặc nhiều dự án, khoản vay tại NHPT; được dùng để bảo đảm tiền vay đồng thời tại NHPT và các tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, theo quy định thì một tài sản có thể được dùng để bảo đảm tiền vay cho một hoặc nhiều khoản vay tại Ngân hàng Phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.